12 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo năm 2008
* Cuộc vận động "Hai không" được ngành giáo dục cả nước tiếp tục triển khai quyết liệt và tiếp tục nhận được sự đồng tình của xã hội, sự hỗ trợ, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp, sự chung tay giúp sức của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm lập lại trật tự kỷ cương, môi trường sư phạm lành mạnh trong các nhà trường. Ngay từ đầu và suốt cả năm học 2007-2008, các trường đã có chương trình, kế hoạch cụ thể để giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 đã diễn ra nghiêm túc hơn so với thời kỳ trước 2007. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc qua hai đợt thi năm 2008 là 86%, cao hơn năm học trước 6%. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, Bộ đã phát hiện và xử lý kịp thời tin đồn nhảm về việc lộ đề thi ngay trước đợt thi thứ 2, tạo lòng tin cho thí sinh và ổn định tâm lý xã hội.
* Bắt đầu từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm tạo một bước đột phá trong việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngày 19/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCSHCM đã ký kết và triển khai Kế hoạch liên ngành nhằm huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của ba cơ quan và huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội để triển khai phong trào trong các nhà trường. Ban chỉ đạo Trung ương, các Ban chỉ đạo ở 100% tỉnh, thành đã được thành lập và có văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai. Cơ quan Bộ GDĐT đã nhận hỗ trợ chăm sóc và phát huy giá trị 5 di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu cấp quốc gia. Sau bốn tháng triển khai đã có 2.191 trường phổ thông đăng ký tham gia phong trào và 2.816 di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng được các trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị. Từ năm 2008, ngày "Di sản Văn hoá Việt Nam" 23/11 được chọn là Ngày về nguồn để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các nhà trường.     
 
2. Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 được Bộ GDĐT xây dựng từ tháng 8/2007 với sự tham gia của 27 nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục và các nhà quản lý giáo dục trong và ngoài ngành. Dự thảo chiến lược xác định 6 thành tựu, 5 yếu kém của Giáo dục Việt Nam, nêu ra 6 quan điểm (triết lý) để phát triển giáo dục Việt Nam, xác định 3 mục tiêu và 11 giải pháp, trong đó có 2 giải pháp có tính đột phá để phát triển giáo dục tới 2020. Cuối năm 2008, dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 đã được giới thiệu để lấy ý kiến rộng rãi của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các nhà quản lý, các nhà giáo, nhà khoa học, các tổ chức chính trị xã hội, của 63 sở giáo dục và đào tạo, của các trường đại học, cao đẳng, TCCN, của lãnh đạo các cơ quan báo chí và các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Cuối tháng 2/2009, Bộ GDĐT sẽ tổng kết việc góp ý kiến của tất cả các giới trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, hoàn chỉnh dự thảo Chiến lược để báo cáo Chính phủ.   

3. Triển khai mạnh mẽ chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội

Chủ trương chuyển hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, TCCN cả nước từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, đã được ngành giáo dục đào tạo triển khai từ năm 2007. Năm 2008 đánh dấu sự phát triển mới của đổi mới có tính chiến lược này.  
Bộ GDĐT đã phối hợp với các Bộ, Ngành, UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 7 Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội vÒ: Du lịch; Chế biến Nông – Lâm - Thuỷ sản; Y D­îc; C«ng nghÖ Th«ng tin – TruyÒn th«ng; §ãng tµu; §µo t¹o nh©n lùc chÊt l­îng cao cho Hµ Néi vµ thµnh phè Hå ChÝ Minh và Hội thảo sinh viên với đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp. Đến nay đã có 12 văn bản thoả thuận được ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành; gần 500 hợp đồng đào tạo và sử dụng nhân lực đã được ký kết giữa các cơ sở đào tạo vµ các doanh nghiệp với 10.000 cử nhân, kỹ sư được đào tạo theo địa chỉ.  
Ngày 09/09/2008, Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008-2015 do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập và đã triển khai công việc.

4. Xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính của giáo dục và đào tạo 2008-2012, tiếp tục thực hiện cho học sinh, sinh viên nghèo vay để học với quy mô lớn  

* Bộ GDĐT xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012. Đề án đã được Chính phủ trình Bộ Chính trị. Mục tiêu của Đề án là nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục; xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao. Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là đề xuất nguyên tắc xác định mức học phí ở các cấp học và trình độ đào tạo: học phí và các khoản chi cần thiết khác cho việc học tập đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình theo từng địa phương; học phí đối với đào tạo nghề nghiệp thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học, học phí từng bước đảm bảo chi thường xuyên tối thiểu của các nhóm ngành tiến tới đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo. Đề án đã đưa ra các chính sách của Nhà nước hỗ trợ người học như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, học bổng chính sách và trợ cấp xã hội, vay vốn ưu đãi để đi học... đảm bảo không một ai có năng lực học tập phải bỏ học vì không có tiền đi học.    
* Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đào tạo cho học sinh, sinh viên, Bộ GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV). Sau hơn một năm thực hiện (tính đến 31/12/2008) đã có 1.210 nghìn HSSV được vay vốn với tổng số tiền là 9.807 tỷ đồng. Chính sách tín dụng đào tạo đã tạo điều kiện cho hơn 1 triệu HSSV có đủ kinh phí trang trải việc học tập, sinh hoạt, hơn 1 triệu hộ gia đình có điều kiện cho con em tiếp tục đến trường. Đồng thời việc vay vốn tín dụng đào tạo đã nâng cao trách nhiệm của người học và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo của các nhà trường.    

5. Tổng kết công tác giáo dục dân tộc và xây dựng các đề án cho giai đoạn 2009-2020

Công tác giáo dục dân tộc được quan tâm đặc biệt: Đã tổ chức Hội nghị tổng kết trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 1997-2007 và phương hướng phát triển 2008-2020 (tháng 01/2008), Hội nghị giáo dục dân tộc toàn quốc (tháng 4/2008); triển khai xây dựng Đề án phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Đề án hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các dân tộc đặc biệt ít người, Đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi nhằm chuẩn bị tiếng Việt cho con em dân tộc trước khi vào lớp 1. Đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (Quyết định số 49/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008).

6. Triển khai quyên góp hàng năm để mọi học sinh Việt Nam đi học đều đủ quần áo, sách giáo khoa và đồ dùng học tập

* Với truyền thống tương thân, tương ái, ngày 24/9/2008 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có lời kêu gọi gửi tới các nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh, sinh viên, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, áo ấm giúp học sinh và giáo viên vùng khó khăn. Đây là cuộc vận động (tổ chức hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9) mang tính nhân văn sâu sắc đã được sự hưởng ứng sâu rộng của nhà giáo, học sinh trong toàn ngành và nhân dân ở mọi miền đất nước. Tính đến ngày 12/01/2009, toàn ngành đã quyên góp được trªn 19 tû đồng, 1.399.482 sách giáo khoa, vở viết, 35.167 kg quần áo, 457.328 chiếc quần áo, 21.076 hiện vật khác.
* Tổ chức thực hiện Chương trình "Thắp sáng tương lai". Chương trình nhằm tôn vinh những tấm gương học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn những giàu nghị lực và ý chí vươn lên trong học tập, động viên các em tiếp tục cố gắng vươn lên. Bộ GDĐT phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Ngân hàng Eximbank và Công ty Cổ phần truyền thông Hàm Nghi thực hiện Chương trình "Thắp sáng tương lai" phát trên VTV1 đều đặn hàng tuần, từ ngày phát sóng số đầu tiên (13/7/2008) đến nay đã thực hiện được 36 chương trình, trao học bổng (trị giá 10 triệu đồng/suất) và quà, tiền hỗ trợ cho 37 em HSSV vượt khó học tập.

7. Đột phá vào chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo

* Ngày 05/01/2008, lần đầu tiên, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị toàn quốc về đánh giá chất lượng giáo dục đại học với sự tham dự của trên 400 đại biểu từ các Bộ, Ngành trung ương, đại biểu quốc tế và lãnh đạo các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc. Hội nghị đã đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục đại học trong những năm qua, những đóng góp của giáo dục đại học nói riêng trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của hệ thống giáo dục đại học, những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đột phá để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kì hội nhập quốc tế.      
* Ngày 30/8/2008, lần đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị về xây dựng và hoạt động của các trường đại học, cao đẳng thành lập từ năm 1998 đến nay. Hơn 10 năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập mới 23 trường đại học (22 trường tư thục, 1 trường công lập); nâng cấp lên đại học 55 trường (52 trường công lập, 3 trường tư thục). Bộ GDĐT đã thành lập mới 23 trường cao đẳng (2 trường công lập, 21 trường tư thục) và nâng cấp 107 trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng. Việc thành lập mới và nâng cấp các trường đại học, cao đẳng 10 năm qua đã góp phần quan trọng đáp ứng về cơ bản yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thành lập và đi vào hoạt động của các đại học, cao đẳng này cũng bộc lộ một số yếu kém. Vì vậy ngày 13/11/2008, Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường thành lập mới từ năm 1998 đến nay báo cáo tình hình thực hiện các cam kết theo đề án khả thi thành lập trường. Trên cơ sở báo cáo của các trường, Bộ sẽ kiểm tra và công khai hoá thông tin trên mạng, đảm bảo sự minh bạch để xã hội cùng giám sát.
* Tiếp tục phát triển hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng, đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng của khối giáo dục phổ thông và TCCN. Đã có 60/63 sở GD-ĐT thành lập phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục. Kết quả bước đầu triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã đạt được như sau: 40 trường đại học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá (có thêm 20 trường được đánh giá ngoài trong năm 2008); 71 trường đại học khác (kể cả các trường thành viên của các đại học) đang triển khai tự đánh giá, hoàn thành báo cáo tự đánh giá trong năm 2008 và 2009.

8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính

* Năm học 2008-2009 là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày 25/9/2008, Bộ GD-ĐT và Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức lễ khởi công kết nối mạng giáo dục. Viettel tài trợ miễn phí việc kết nối Internet băng thông rộng, thiết bị kết nối và thuê bao hàng tháng tới tất cả các trường phổ thông, mẫu giáo, mầm non, phòng GDĐT, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm giáo dục cộng đồng. Xây dựng thư viện giáo trình đại học số trên trang web của Bộ với hơn 350 giáo trình và đã có 7 triệu lượt người truy cập. Tổ chức được 17 cuộc hội nghị, họp, giao ban toàn quốc qua mạng, tiết kiệm nhiều tỷ đồng so với họp bình thường. Bộ GDĐT đã cung cấp cho toàn ngành các phần mềm quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, hỗ trợ xếp thời khoá biểu, hệ thống họp và đào tạo qua mạng, e-Learning... giúp toàn ngành tiến nhanh, tiến mạnh về CNTT trên phạm vị rộng lớn. Ngày 31/12/2008, lần đầu tiên Bộ GDĐT đã tổ chức kết nối họp giao ban với 63 sở GDĐT. Bộ GDĐT là Bộ đầu tiên nối cáp quang trực tiếp tới 63 sở GDĐT. Năm 2008, Bộ GDĐT đã được Hội Tin học Việt Nam bình chọn xếp thứ nhất đứng đầu danh sách các Bộ ngành có mức độ cao về sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.
* Các văn bản, nhất là văn bản quy phạm pháp luật đã được đưa lên website của Bộ để phổ biến rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời đến các cơ sở giáo dục. Năm 2008, việc thực hiện chuyển văn bản điện tử đã làm giảm 37,26% số lượng văn bản gửi qua bưu điện so với năm 2007, tiết kiệm hơn một trăm triệu đồng.     

9. Tổ chức thành công Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII – 2008 và Đoàn Thể thao sinh viên Việt Nam xếp thứ Nhì tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 14

* Hội khoẻ Phú Đổng được tổ chức thành công ở cấp cơ sở, cấp khu vực và toàn quốc. Quy mô của Hội khoẻ lần thứ VII – 2008 được đánh giá là lớn nhất và thành công nhất từ trước đến nay với sự tham gia của 64 đoàn/63 tỉnh, thành phố, 12.534 vận động viên thi đấu 17 môn thể thao với 382 nội dung. Hội khoẻ Phù Đổng các cấp đã góp phần bồi dưỡng tài năng thể thao trường học, thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại trong các nhà trường phổ thông toàn quốc.    
* Trên cơ sở kết quả của Hội khoẻ Phù Đổng, Đoàn Thể thao sinh viên Việt Nam được thành lập và đã tham gia Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 14 – 2008 tổ chức tại Malaysia từ ngày 12 đến  21/12/2008 với 116 vận động viên sinh viên thi đấu 11 môn trên tổng số 22 môn thi của Đại hội đã đạt được thành tích: toàn đoàn xếp thứ nhì (sau nước chủ nhà Malaysia) với 45 huy chương Vàng, 28 huy chương Bạc và 23 huy chương Đồng trong tổng số 222 bộ huy chương trao tại Đại hội, vượt chỉ tiêu 1 bậc với lời hứa trước khi lên đường.

10. Thành lập Đại học Việt Đức; tổ chức thành công Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39

* Đã thành lập Trường Đại học Việt - Đức, trường đại học nghiên cứu theo mô hình tiên tiến của Cộng hoà Liên bang Đức, trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức. Các giáo sư Đức giữ vai trò chủ yếu trong việc điều hành và giảng dạy giai đoạn phát triển ban đầu của trường. Ngày 10/9/2008, Trường Đại học Việt Đức đã khai giảng năm học 2008-2009 khoá đầu tiên với 35 sinh viên ngành Kỹ sư Điện.
* Tổ chức thành công kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 (IPhO 2008) tại Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Kỳ thi có 82 đoàn quốc tế tham gia. Đoàn Việt Nam với 05 thí sinh dự thi đã xuất sắc đoạt 04 Huy chương Vàng và 01 Huy chương Đồng. IPhO 2008 là một trong những kỳ thi Olympic Vật lí quốc tế có quy mô lớn nhất, cũng là kỳ thi mà các thí sinh Việt Nam đã giành được kết quả cao nhất kể từ trước đến nay.

11. Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú với số lượng nhà giáo lớn nhất từ truớc tới nay.

Đợt xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2008 đã được triển khai nhằm tôn vinh các nhà giáo có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp "trồng người". Đây là đợt phong tặng danh hiệu vinh dự của  Nhà nước lần thứ 10 cho các nhà giáo trong vòng 20 năm qua (1988-2008) với số lượng NGND và NGƯT lớn nhất từ trước tới nay. Ngày 17/11/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ­u tú cho 917 thầy cô giáo. Năm 2008, việc xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT có điểm mới là mở rộng đối tượng xét tặng đối với nhà giáo đã nghỉ hưu và xét đặc cách cho các nhà giáo lão thành trên 70 tuổi có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục, được giáo giới tín nhiệm. Trong tổng số 101 NGND có 48 trường hợp được xét đặc cách, trong 816 NGƯT có 74 người được đặc cách. Đến nay, số NGND, NGƯT được phong tặng qua 10 lần (từ 1988 đến 2008) là: 354 NGND, 5.091 NGƯT. Việc phong tặng danh hiệu vinh dự cho các nhà giáo vừa là sự tôn vinh những đóng góp lớn lao của các thầy giáo, cô giáo, những nhà quản lý giáo dục trong cả nước, vừa nhằm mục tiêu khích lệ các nhà giáo nêu cao tinh thần tận tụy với nghề, miệt mài sáng tạo để việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
* Cuộc vận động sáng tác ca khúc do Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục phát động đã thu hút được 505 tác giả (gồm các nhạc sĩ chuyên nghiệp, giáo viên, học sinh, sinh viên) từ 57 tỉnh, thành phố với 945 ca khúc thể hiện được tình cảm và sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải cho 15 ca khúc (gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba và 10 giải khuyến khích). Đây là cuộc thi có số lượng bài thi nhiều nhất, chất lượng chuyên môn tốt nhất từ trước đến nay của ngành giáo dục. Với kết quả này, ngành giáo dục có thêm những ca khúc mới góp phần tôn vinh các nhà giáo, bồi đắp thêm lòng yêu nghề, yêu trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các nhà trường.

12. Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2008-2013) đã thành công tốt đẹp.

Đây là một sự kiện chính trị quan trọng đối với trên 1 triệu đoàn viên và lao động trong ngành. Đại hội diễn ra từ ngày 5 - 7/5/2008, với sự tham gia của 330 đại biểu chính thức và gần 300 đại biểu khách mời. Đại hội đã thông qua 5 chương hoạt động của nhiệm kỳ. Đây là cơ sở quan trọng để Công đoàn giáo dục các cấp tích cực triển khai nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập