Trường THCS, THPT của tỉnh Lào Cai tích cực thực hiện mô hình trường học gắn thực tiễn năm học 2019-2020
Xây dựng mô hình nhà trường gắn với thực tiễn là góp phần đổi mới toàn diện giáo dục tại các trường phổ thông, xác định thực hiện trường học gắn với thực tiễn là việc tạo sự chuyển biến nổi bật để chuẩn bị cho thay đổi chương trình, sách giáo khoa GDPT mới.  Mô hình này giúp học sinh được nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát  triển phẩm chất năng lực, kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết các môn học vào trải nghiệm thực tiễn, góp phần tạo  môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện và động lực để khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực thay đổi không gian lớp học, ít bó buộc trong bốn bước tường lớp học.
Trường học gắn với thực tiễn khi triển khai phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người; đảm bảo vệ sinh môi trường; mô hình phải phù hợp với nhà trường, tiềm năng thế mạnh của địa phương; được đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường; xây dựng, thực hiện để dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; tổ chức trải nghiệm và hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT, gắn với giáo dục Stem; xây dựng bộ tài liệu và bộ tiêu chí đánh giá; huy động được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng trường học gắn với thực tiễn. 

Vận dụng lý thuyết được học bảo tồn, nhân giống phong lan tại trường THPT 

Năm học 2019-2020, mô hình trường học gắn với thực tiễn ở tỉnh Lào Cai đang phát triển về cả chất và lượng. Trọng tâm của ngành GD-ĐT tỉnh Lào Cai đề ra là xây dựng mô hình trường điểm và trường điển hình, cũng trong năm học này nhiều loại hình trường học gắn với thực tiễn được triển khai, như: Trường học gắn với trồng trọt, chăn nuôi (trường học gắn với nông trại); Trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng;  Trường học gắn với du lịch, kinh doanh Trường học gắn với xây dựng môi trường sinh thái; trường học gắn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trường học thông minh; trường học năng động; trường học gắn với công viên công viên; trường học gắn với mô hình khởi nghiệp…

Hoạt động học tập, trải nghiệm tại mô hình nhà trường của các trường THPT

Sự quyết tâm đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong từng tiết dạy của thầy cô giáo sẽ truyền cảm hứng, khơi dậy cho học sinh tự học, sự say mê trong học tập, tự phát hiện và tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống thông qua mô hình trường học. Đây phải là động lực thúc đẩy từng giáo viên suy nghĩ tích cực và quyết định hành động đúng khi tổ chức dạy học và giáo dục để đưa nhà trường phát triển đúng hướng, bền vững. Để tổ chức hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn có hiệu quả, giáo viên cần có sự hiểu biết toàn diện, chú trọng khâu chuẩn bị từ ý tưởng đến tổ chức thực hiện; thảo luận thẳng thắn, xem xét thấu đáo nhiều mặt để quyết định lựa chọn hoạt động giáo dục gắn với mô hình tại nhà trường, địa phương tối ưu nhất. Qua triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn nhà quản lý một phần sẽ khơi dậy và truyền cảm hứng, sự nhiệt huyết, niềm tin và sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông.
                                                    Đỗ Thanh Tùng, phòng GDTrH

Tin trong ngành
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập