“Cánh chim đầu đàn” về giáo dục và đào tạo

Tại Đề án số 9 về “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo thành phố giai đoạn 2015 - 2020”, thành phố Lào Cai xác định đến năm 2020 có 80% số trường công lập và có ít nhất 1 trường mầm mon tư thục đạt chuẩn quốc gia, nhưng đến hết năm 2018 mục tiêu này đã cơ bản hoàn thành.

Thành phố Lào Cai có 100% trường công lập đạt chuẩn quốc gia.

Điển hình mà chúng tôi muốn nhắc tới là Trường THCS Lý Tự Trọng. Trước đây, ngôi trường này có chất lượng giáo dục luôn đứng tốp đầu của thành phố nhưng do diện tích nhỏ hẹp, không thể triển khai xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo đạt chuẩn quốc gia. Năm 2015, thành phố Lào Cai đã chuyển Trường THCS Lý Tự Trọng từ tổ 1 đến vị trí mới tại tổ 16, phường Bắc Lệnh và đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, đầy đủ các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập cho học sinh. Cô giáo Cao Thị Thúy Hồng, Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ nhà trường cho biết: Hằng năm, chi bộ phân công cho các đảng viên phụ trách từng tiêu chí cụ thể xây dựng trường chuẩn. Cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên rà soát các tiêu chí trường chuẩn để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là việc huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó, trường làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động chuyên môn; xây dựng chuyên đề bồi dưỡng gắn với hội giảng; thông qua kiểm tra trực tiếp giáo viên, đề cao phương châm tự học, tự bồi dưỡng, đồng thời tích cực triển khai các hoạt động giáo dục mới và khó, các hoạt động giáo dục mang tính hội nhập tiên tiến, hoạt động dạy học kết nối... Nhờ những giải pháp cụ thể, Trường THCS Lý Tự Trọng đã đạt kiểm định chất lượng mức độ 3, là trường cuối cùng của thành phố đạt chuẩn, nhưng là trường THCS đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Lào Cai có những đặc thù, đó là những khó khăn về diện tích, lượng học sinh tăng cơ học cao và đối với các trường vùng cao là hạn chế về huy động nguồn lực xã hội hóa, nâng cao chất lượng giáo dục. Trước thực tế đó, ngay từ năm 2016, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 170 về cụ thể hóa Đề án số 9, trong đó xây dựng lộ trình cụ thể, chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích đất đảm bảo đạt chuẩn; thường xuyên duy trì các trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn trước, xây dựng Trường THCS Lê Quý Đôn thành trường chất lượng cao.

Điển hình khác cần nhắc tới là xã Tả Phời - xã vùng cao của thành phố nhưng hiện 100% trường học trên địa bàn xã đã đạt chuẩn quốc gia. Ông Hoàng Ngọc Phong, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây, xã chỉ có 1 trường tiểu học đạt chuẩn vào năm 2013 và từ năm 2016 đến nay, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, đầu tư cơ sở vật chất của nhà nước, các trường còn lại đều đạt chuẩn. Nổi bật là Trường Tiểu học và THCS số 1 Tả Phời, Trường Tiểu học và THCS số 2 Tả Phời xây dựng lộ trình đạt chuẩn trong năm học 2020 - 2021 nhưng đã được công nhận vào năm 2019.

Ông Ngô Vũ Quốc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết: Phòng đã tham mưu xây dựng lộ trình, thời gian đạt chuẩn cụ thể cho từng trường, từng tiêu chí ở từng phường, xã. Có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong xây dựng cơ sở vật chất, chú trọng phát huy nội lực trong ngành giáo dục và toàn thành phố.

Ví dụ ở các trường của xã Tả Phời hoặc phường Xuân Tăng gặp khó khăn do học sinh, giáo viên ít, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà trường tháo gỡ bằng cách huy động giáo viên ở các trường khác đến giúp đỡ vẽ, trang trí trường lớp, xây dựng các khu vực luyện tập thể dục, thể thao; huy động phụ huynh học sinh tham gia công lao động và vật liệu xây dựng. Rà soát quy mô mạng lưới trường lớp, đưa học sinh ở các điểm trường lẻ (vùng cao) về trường chính để đầu tư tập trung, tăng hiệu quả hoặc các trường có diện tích nhỏ, khó đạt chuẩn thì sáp nhập để tăng quy mô.

Trong 4 năm qua, thành phố Lào Cai đã sáp nhập 11 trường thành 5 trường (giảm 6 trường công lập), giảm 11 điểm trường lẻ; đưa 892 lượt học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính. Trong khi đó, số cơ sở mầm non tư thục tăng từ 33 lên 42, trường mầm non tư thục tăng từ 11 lên 13. Cùng với đó, thành phố chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình, giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới giáo dục; giáo dục hội nhập; bồi dưỡng, phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nghiên cứu khoa học - kỹ thuật...

Hiện ngành giáo dục thành phố Lào Cai đã hoàn thiện Đề án nâng cấp Trường THCS Lê Quý Đôn thành trường có chất lượng cao và trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời đang chỉ đạo Trường Mầm non Hoa Mai, Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ xây dựng đề án trường chất lượng cao. Thành phố Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 18/36 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, ít nhất 2 trường có chất lượng cao và có tối thiểu 1 trường phổ thông mang tầm quốc tế…                        

THÀNH PHÚ
Từ cơ sở
  • “Những chiến binh tí hon”

    Với mong muốn tạo cho trẻ một sân chơi khoa học để trẻ thoả sức khám phá và phát triển, cũng là nơi trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”. Từ năm 2023 trường MN Hoa Hồng kết hợp với công ty Kiro Việt Nam tập huấn, chuyển giao chương trình giáo dục “Lập trình tư duy cùng SUNBOT”.

  • Ngành giáo dục huyện Bảo Yên đồng loạt hưởng ứng Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024!

    Hưởng ứng Kế hoạch Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai số 130/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai và công văn số 634/SGD&ĐT-GDĐH&GDTX ngày 12/4/2024 của Sở GD&ĐT Lào Cai, ngày 15/4/2024 Ngành giáo dục huyện Bảo Yên thực hiện đồng bộ “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”đối với tất cả các cấp học, tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành.

  • GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai thực hiện ở cấp THPT bắt đầu từ năm học 2022-2023. Năm học 2023 - 2024, Trường THPT số 2 Bảo Thắng đã có sự chuẩn bị khá chu đáo các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 10,11. 

  • Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên phối hợp với phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa tổ chức gặp mặt giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác Xây dựng trường học xanh - triển khai thực hiện các mô hình trường học gắn với thực tiễn tại huyện Bảo Yên

    Sáng ngày 13/3/2024 Phòng GD&ĐT Bảo Yên đã tổ chức giao lưu, gặp mặt đoàn công tác của Phòng GD&ĐT Thị xã Sa Pa với mục đích chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai trường học xanh và các mô hình trường học gắn với thực tiễn trên địa bàn huyện Bảo Yên. Tham dự buổi giao lưu học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, về phía đoàn đại biểu thị xã Sa Pa có Ông Đỗ Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, về phía huyện Bảo Yên có Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên.

  • Luôn nỗ lực để thành công hơn mỗi ngày

     Tham gia giải điền kinh THPT và THCS cấp tỉnh năm 2024 và giải chạy Việt dã truyền thống năm 2024 nhân Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và hưởng ứng ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, trường THCS Nam Cường đã tuyển chọn và thành lập đội tuyển tham gia gồm 17 VĐV thi đấu ở nội dung điền kinh và 11 VĐV tham gia giải Việt dã

  • TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT TUYÊN TRUYỀN TUYỂN SINH Năm học 2024-2025

    Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh năm 2024 - 2025 trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát tuyển sinh 70 học sinh lớp 6, 70 học sinh lớp 10 thuộc các đối tượng tuyển sinh theo Điều 9 của Thông tư 04. Sáng ngày  mùng 1 tháng 3 năm 2024, Đoàn công tác tư vấn tuyển sinh trường PTDNT THCS&THPT huyện Bát Xát đã thực hiện công tác tuyển sinh lớp 9 vào 10 bằng hình thức trực tiếp tại tại các xã vùng cao với 2 địa điểm trường: Trường PTDT Bán trú THCS Trịnh Tường và Trường THCS Trung Lèng Hồ.

  • SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI VĂN HOÁ XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024 ​

    Ngày 27/2/2024 trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên đã tổ chức Ngày hội văn hoá xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “ Sắc màu văn hoá dân tộc Dao và Hành trình văn hoá” với chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

  • TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT

    Sáng ngày 26 tháng 02 năm 2024, trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát phối hợp với Đội quản lý hành chính trật tự xã hội Công an huyện Bát Xát và Đội Cảnh sát giao thông huyện Bát Xát tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và trật tự an toàn giao thông.

  • SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHUYÊN ĐỀ “ NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM” CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN VÀ NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NĂM 2023

    Ngày 18/12/2023, Đoàn trường -  Liên đội trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Yên  tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chuyên đề “ Người lính trong mắt  em”  chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023). 

  • HÀNH TRÌNH ĐẾN KỶ LỤC

    Ngày mùng 8 tháng 12 năm 2023, Viện Kỷ lục Việt Nam gửi thông báo đồng ý trao tặng  kỷ lục Việt Nam cho: Tấm tranh thêu thổ cẩm “Trường học vùng cao” của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát. Giây phút ấy, gần 500 thầy và trò trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát vỡ òa trong niềm hạnh phúc, hân hoan và biết ơn về một chặng đường, một hành trình gian khó, quyết tâm, bền bỉ mình đã đi qua. Xin được gọi tên chặng đường đó là Hành trình đến kỷ lục!. Hành trình đến kỷ lục của thầy và trò trường Nội trú Bát Xát bắt đầu từ khi nào? Đã đi như thế nào? Đã trải qua những gì để ngày hôm nay “Tấm tranh thêu thổ cẩm Trường học vùng cao của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát” đã đạt được Kỷ lục Việt Nam?









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập