“Gieo chữ” bằng cả trái tim

Văn Bàn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai.Trường THPT số 3 Văn Bàn đóng trên địa bàn xã Dương Quỳ nằm ở phía Tây của Huyện Văn Bàn. Một trong những điểm trường đặc biệt khó khăn .Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực cho 7 xã phía Tây huyện Văn Bàn. Dẫu còn nhiều khó khăn đang chờ đón thầy và trò ở phía trước, song bước vào đầu năm học mới, nhà trường luôn  nêu cao quyết tâm, phấn đấu để đưa các trò đến trường tiếp tục đến với bến bờ tri thức chuẩn bị hành trang cho tương lai, đáp ứng nguyện vọng và niềm tin của các cấp chính quyền và của nhân dân.

                Tận tình thuyết phục phụ huynh cho con đến trường.

Đối với các trường học nằm ở trung tâm của huyện, thành phố đường đi thuận tiện, đời sống phát triển thì việc học sinh đi học đầy đủ, tự giác là điều dễ hiểu, nhưng đối với một xã phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số thì để các em đến được trường học tập thật không dễ dàng. Vì vậy, việc vận động các em quay lại trường học cho năm học mới luôn là sự trăn trở của các thầy cô và nhà trường. Xác định được khó khăn phải vượt qua, tập thể giáo viên Trường THPT số 3 Văn Bàn đã nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là thực hiện thường xuyên và đều đặn công tác vận động tuyên truyền học sinh lên lớp đầy đủ.

                “Gieo chữ” bằng cả trái tim

Để đến được vớinhững thôn, bản như Nậm Chày, Nậm Xây, Nậm Xé, Minh Lương, Dần Thàng, Thẩm Dương các thầy cô giáo của trường chỉ có một cách duy nhất là đi trên các con đường độc đạo, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm.

Để vận động được một học sinh lên lớp, giáo viên thường xuyên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện, thậm chí còn phải vận đông quyên góp, hỗ trợ cho gia đình các em giảm bớt khó khăn. Những hành động xuất phát từ tấm lòng giáo viên hướng về học sinh nghèo. Xã Nậm Chày là một xã nằm cách trường khoảng 20km. Điều đặc biệt là xã này nằm sâu trong rừng hoang vu, muốn đến được đây phải băng qua 16km đường rừng với những con dốc cao hun hút, gập ghềnh sỏi đá và bùn lầy. Những con đường sỏi đá như lòng suối cạn, có những đoạn tưởng chừng ko thể đi bởi đất đá sạt lở sau những ngày mưa lũ. Các thầy cô phải đi bộ hoặc đi mảng vượt qua những con suối để gặp được phụ huynh.

Hành trình đến với các em

Ở đây, người dân chủ yếu làm vườn rẫy, một số ít đi làm thuê để mưu sinh nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Các bậc phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em, vì vậy việc vận động học sinh tới trường là chuyện không dễ.

Vì học sinh khó mấy cũng vượt qua

Con đường khó khăn là vậy nhưng không thể khiến các thầy cô nản lòng. Sau khoảng 2 tiếng vượt đèo chúng tôi cũng tìm đến được nhà học sinh. Thế nhưng khi đi vận động đã phát sinh nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Không ít gia đình, khi đoàn tìm đến nơi thì phụ huynh đi vắng, hoặc rất nhiều học sinh bỏ trốn khi biết có người đến vận động đi học. Có phụ huynh không tha thiết cho con em đến trường đã tránh mặt; thậm chí nhiều trường hợp nói thẳng không muốn cho con đi học vì gia đình khó khăn..... Một số em sao nhãng việc học rồi nghỉ giữa chừng để theo cha, mẹ lên nương, lên rẫy. Đó làmột thiệt thòi rất lớn, ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Chính vìvậy, thầy cô trong trường luôn xác định rằng, cần phải bám bản, bám dân để nắm bắt tâm tư của phụ huynh, lắng nghe những chia sẻ của họ. Qua đó, chỉ cho phụ huynh thấy được ý nghĩa của việc học thì mới đạt hiệu quả.

Với thực trạng đó, các thầy cô giáo chủ nhiệm thường xuyên đến tận nhà tìm hiểu, động viên các em trở lại lớp. Đồng thời nhà trường cũng phối hợp ban điều hành thôn, các hội đoàn thể của xã và huyện thành lập đoàn đến “gõ cửa từng nhà” vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.

               
      Khó mấy cũng không bỏ cuộc

Bằng lương tâm, nhiệt huyết và tình cảm của nhà giáo, chúng tôi không ngần ngại đến từng nhà vận động các em đi học. Bêncạnh đó, nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp ban, ngành, đoàn thể vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh về vật chất như tặng học bổng, quần áo, sách vở,phương tiện đi học... Phối hợp ban thôn tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của công tác giáo dục và trang bị cho các em kiến thức để vững bước vào đời.

Gian khổ là vậy nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô  Trường THPT số 3 Văn Bàn  đã gắn bó, bám trường, bám lớp với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu để làm tốt công tác tuyên truyền vận động giúp học sinh đến trường. Và hành trình đó vẫn còn tiếp tục…

NguyễnThị Phương Linh - GV trường THPT Số 3 Văn Bàn



Từ cơ sở
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập