Hiệu quả của “Mô hình trường học mới” tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Si Ma Cai

            Năm học 2015–2016 trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Si Ma Cai tham gia dạy học theo mô hình VNEN khối lớp 6. Sau hơn nửa kì thực hiện mô hình trường học mới VNEN đã thể hiện được tính ưu việt của nó đó là trường lớp được trang trí đẹp, thẩm mỹ và mang tính giáo dục cao với các công cụ hỗ trợ dạy và học. Học sinh đã thay đổi được cách học từ việc thụ động tiếp thu kiến thức các em đã chủ động khám phá và lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với sự bổ trợ là tài liệu hướng dẫn học. Mô hình trường học mới đã làm thay đổi cơ bản hình thức dạy học, cách thức đánh giá học sinh và đặc biệt là cách nhìn nhận cũng như trách nhiệm của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục. Chúng ta dang dần tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, nền giáo dục mà người học là hạt nhân trung tâm.

       Là một giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 theo mô hình VNEN, tôi đã có không ít những băn khoăn, bỡ ngỡ và xen lẫn vào đó là sự hồi hộp, lo âu, đôi chút ái ngại… Bởi lẽ bản thân tôi là một giáo đã quá quen thuộc với cách dạy học hiện hành. Khi đi dự lớp tập huấn, được hướng dẫn cách tổ chức lớp theo VNEN, tôi rất lo lắng. Lo là các em học sinh trường tôi chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ý thức tự giác chưa cao, còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa biết hợp tác với nhau, liệu khi thành lập Hội đồng tự quản, các em có tự quản được không? Các em có làm được như lí thuyết mình tiếp thu hay không? Đấy là cách tổ chức và điều hành nề nếp của lớp còn về cách học trong cả quá trình, trong từng bài học cụ thể thì chất lượng ra sao? Làm thế nào để một nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng lại mang lại kết quả tốt, không tồn tại tình trạng học sinh nói chuyện riêng. Thiết nghĩ như vậy nhưng khi bắt tay vào làm tôi lại có một sự quyết tâm thực hiện rất cao. Sau những ngày được tập huấn, được cùng trao đổi học tập đồng nghiệp và tìm hiểu thêm qua các phương tiện thông tin, tôi dần cảm nhận được cái hay, cái đẹp và tính ưu việt của VNEN. Tôi đã dần nhận ra và luôn muốn khám phá những ưu điểm của mô hình này, coi đó là một động lực để quyết tâm thực hiện tốt trong lớp mình. Sau vài tháng thực hiện tôi cảm nhận những chuyển biến rõ nhất của mô hình VNEN như sau:

       Một là: Lớp học là “hạt nhân” trong mô hình trường học mới Việt Nam. Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống mà được bố trí lại để học sinh ngồi theo nhóm, phù hợp với sự tương tác giữa các bạn trong nhóm và giáo viên. Ban cán sự lớp được đổi mới thành Hội đồng tự quản. Hội đồng tự quản đựoc thành lập là vì học sinh, do học sinh, do các em tự ứng cử, đề cử và bầu chọn. Các em được chủ động tự quản các hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm chỉ phải vất vả hướng dẫn các em cách điều hành lớp, điều hành các hoạt động tập thể, điều hành nhóm, cách tổ chức hoạt động trong gần một tháng đầu tiên. Sang tháng thứ hai các em đã biết cách làm việc và hoạt động khá tốt, lớp học dần đi vào nề nếp theo mô hình mới. Điều khiến tôi ngạc nhiên là: Các em biết trang trí góc trưng bày vở sạch chữ đẹp cùng cô giáo với rất nhiều ý tưởng hay mà các em khám phá được. Sân chơi học mà chơi, chơi mà học cũng được các em tự thể hiện óc sáng tạo của mình rất phong phú. Những tháng có ngày lễ kỷ niệm, các em tự điều hành các bạn trong lớp tập văn nghệ và trang trí lớp học phong phú theo chủ đề của tháng.

emoticon

                      (HS điều hành báo cáo thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn)

      Hai là: Trong cả quá trình, trong từng bài học cụ thể, tôi đều cảm thấy sự khác biệt rõ rệt hơn trong cách học tập, trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Từ lớp học truyền thống cô giảng - trò nghe; cô đọc - trò chép, bây giờ thay vào đó là học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức theo nhóm - vốn là đặc trưng của lớp học VNEN. Học sinh ngồi theo từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm học tập có 6 học sinh chia làm 3 cặp đôi. thảo luận và phân tích các câu hỏi được nêu ra trong tài liệu hướng dẫn học. Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm với cô giáo. Giáo viên di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác, khích lệ học sinh, đưa ra những nhận xét về những công việc mà các em đã hoàn thành.

        Nói là hoạt động nhóm nhưng trước hết học sinh phải tự học (HĐ cá nhân), thông qua việc tự trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn học để có những hiểu biết cá nhân về việc học tập. Sau khi nghiên cứu cá nhân là chia sẻ cặp đôi. Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn, nói cách nghĩ, cách làm cho bạn nghe, tiếp thu góp ý từ bạn để điều chỉnh ý kiến, kết quả của mình. Chia sẻ trong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu biết của bản thân, tiếp thu góp ý của bạn, bảo vệ chính kiến của mình giúp các em tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác nhau.

     Tiếp theo cặp đôi là trao đổi cả nhóm. Các em chia sẻ công việc, tài liệu và thảo luận những ý tưởng mới mà các em đang học cùng nhau. Đây là cơ hội để mỗi cá nhân hoặc mỗi cặp báo cáo kết quả học tập. Tất cả các thành viên trong nhóm đều được trinh bày quan điểm của mình trong khi các bạn còn lại lắng nghe chăm chú và tôn trọng ý kiến của nhau. Cùng nhau, nhận xét đánh giá ý kiến của bạn. Cuối cùng là giáo viên, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra, công nhận kết quả mà học sinh tiếp thu được từ sự tương tác trên. Nếu học sinh tiếp thu lệch thì giáo viên điều chỉnh tại nhóm của học sinh. Nếu nhiều nhóm đều xảy ra nhầm lẫn thì lúc này giáo viên sẽ yêu cầu cả lớp hướng lên bảng để cô giáo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

     Với suy nghĩ và cách làm như vậy tôi tìm thấy sự tự giác ở mỗi cá nhân, tự học, tự khám phá kiến thức. Mỗi học sinh đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác. Các em hăng say thảo luận, tự học theo qui trình 10 bước học tập, đọc kĩ mục tiêu của bài, tiến hành hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng…Và còn phát huy tính chủ động, năng lực tự học, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học  nhóm, gây hứng thú, khích lệ kịp thời cho các em trong mỗi bài học.  Hoạt động trong tập thể nhóm đã phát triển về tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng trong mỗi cá nhân học sinh.

    Đến nay, mỗi ngày đến trường, mỗi giờ học...các em trong lớp tôi cảm thấy tiết học thật nhẹ nhàng, môi trường học tập thân thiện và hiệu quả. Không khí học tập vui vẻ, hào hứng và thực sự đúng như khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Bởi mỗi ngày đến lớp, các em được vui chơi, tự khám phá kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng và được công nhận, trân trọng những thành quả học tập mới. Những học sinh nhút nhát trước đây đã thay đổi. Các em hòa đồng và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tự học, tự giáo dục. Ngôn ngữ giao tiếp, kiến thức gắn với thực tế được các em áp dụng một cách tự nhiên. Điều đặc biệt mà tôi tâm đắc nhất là sự trưởng thành ở tất cả các học sinh trong lớp. Các em diễn đạt mạch lạc ý hiểu của mình trước các bạn và cô giáo. Biết đưa ra lí lẽ riêng để tranh luận, để bảo vệ ý kiến của mình. Các em đứng trước đông người không còn rụt rè như trước nữa mà thay vào đó là sự chủ động, tự nhiên. Đặc biệt tôi đã đào tạo ra đội ngũ nhóm trưởng rất năng động, điều hành hoạt động nhóm như một  cô giáo, thầy giáo nhỏ. Chất lượng giáo dục được đảm bảo và ngày một hiệu quả hơn.

      Ba là: Mô hình trường học mới đã xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn luôn có vai trò quan trọng trong giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. Học sinh có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ để lĩnh hội kiến thức cũng như ứng dụng nội dung học vào cuộc sống hàng ngày ở gia đình và nơi các em đang sinh sống, giúp các em thụ hưởng và kế thừa kiến thức từ cha mẹ và cộng đồng. Sự kết nối giữa chương trình học với gia đình và cộng đồng giúp học sinh được chia sẻ các hoạt động văn hóa và kiến thức văn hóa ở địa phương. Các em biết thêm nhiều thông tin quý giá khi được nghe kể về những phong tục hay những nét văn hóa cũng như đời sống của nhân dân địa phương những năm trước đây… nhằm hoàn thành bài học, liên hệ bài học với thực tế ở gia đinh, cộng đồng mình đang sống...

       Bốn là: Bước sang kì 2 của năm học. Học sinh đã biết cách tự học, tự quản, tự đánh giá mình và bạn trong nhóm. Tự giác tìm hiểu bài, chia sẻ những trải nghiệm cùng với sự trợ giúp của thầy cô và các bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới. Khi học theo mô hình trường học mới VNEN học sinh đã tự tin hơn  cởi mở hơn, mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và mọi người xung quanh mà trước đó các em còn rất rụt rè, nhút nhát thiếu các kĩ năng sống, không thể diễn đạt được trước chỗ đông người. Từ đó giúp các em có kỹ năng xử lý các tình huống trong học tập, trong cuộc sống các em biết cách an ủi, động viên khi cần thiết hay biết chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Đó là những hành trang tốt cho các em bước vào đời. 

        Hôm nay, trong lòng tôi đã tan biến cái cảm giác lo âu trước kia mà thay vào đó là niềm vui, nhiệt huyết làm việc. Sự vất vả ban đầu khi tiếp cận cái mới nay đã được đền đáp. Mỗi ngày đến lớp, tôi cảm thấy nhẹ nhàng mà không còn cảm giác lo lắng nữa. Mô hình trường học mới - VNEN đã mang đến cho cô trò tôi một động lực mới. Động lực để đi đến sự tự tin, tự học, tự khám phá, tự rèn luyện, tự trau dồi và tự khẳng định bản thân. Cả giáo viên và học sinh đều được hưởng lợi rất lớn từ mô hình giáo dục tiên tiến này.

       Tôi tin rằng với những thay đổi tích cực từ học sinh và từ chính bản thân tôi là những minh chứng phần nào cho sự thành công của mô hình VNEN. Một hướng đi mới sẽ tạo ra một thế hệ trẻ Việt Nam có trình độ, năng động và tự tin. Với kết quả bước đầu đạt được từ  mỗi giáo viên, học sinh trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Si Ma Cai, tôi tin tưởng rằng  mô hình trường học mới (VNEN) sẽ thành công và được triển khai rộng rãi hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo của nước nhà./.

Từ cơ sở
  • “Những chiến binh tí hon”

    Với mong muốn tạo cho trẻ một sân chơi khoa học để trẻ thoả sức khám phá và phát triển, cũng là nơi trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”. Từ năm 2023 trường MN Hoa Hồng kết hợp với công ty Kiro Việt Nam tập huấn, chuyển giao chương trình giáo dục “Lập trình tư duy cùng SUNBOT”.

  • Ngành giáo dục huyện Bảo Yên đồng loạt hưởng ứng Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024!

    Hưởng ứng Kế hoạch Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai số 130/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai và công văn số 634/SGD&ĐT-GDĐH&GDTX ngày 12/4/2024 của Sở GD&ĐT Lào Cai, ngày 15/4/2024 Ngành giáo dục huyện Bảo Yên thực hiện đồng bộ “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”đối với tất cả các cấp học, tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành.

  • GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai thực hiện ở cấp THPT bắt đầu từ năm học 2022-2023. Năm học 2023 - 2024, Trường THPT số 2 Bảo Thắng đã có sự chuẩn bị khá chu đáo các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 10,11. 

  • Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên phối hợp với phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa tổ chức gặp mặt giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác Xây dựng trường học xanh - triển khai thực hiện các mô hình trường học gắn với thực tiễn tại huyện Bảo Yên

    Sáng ngày 13/3/2024 Phòng GD&ĐT Bảo Yên đã tổ chức giao lưu, gặp mặt đoàn công tác của Phòng GD&ĐT Thị xã Sa Pa với mục đích chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai trường học xanh và các mô hình trường học gắn với thực tiễn trên địa bàn huyện Bảo Yên. Tham dự buổi giao lưu học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, về phía đoàn đại biểu thị xã Sa Pa có Ông Đỗ Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, về phía huyện Bảo Yên có Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên.

  • Luôn nỗ lực để thành công hơn mỗi ngày

     Tham gia giải điền kinh THPT và THCS cấp tỉnh năm 2024 và giải chạy Việt dã truyền thống năm 2024 nhân Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và hưởng ứng ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, trường THCS Nam Cường đã tuyển chọn và thành lập đội tuyển tham gia gồm 17 VĐV thi đấu ở nội dung điền kinh và 11 VĐV tham gia giải Việt dã

  • TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT TUYÊN TRUYỀN TUYỂN SINH Năm học 2024-2025

    Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh năm 2024 - 2025 trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát tuyển sinh 70 học sinh lớp 6, 70 học sinh lớp 10 thuộc các đối tượng tuyển sinh theo Điều 9 của Thông tư 04. Sáng ngày  mùng 1 tháng 3 năm 2024, Đoàn công tác tư vấn tuyển sinh trường PTDNT THCS&THPT huyện Bát Xát đã thực hiện công tác tuyển sinh lớp 9 vào 10 bằng hình thức trực tiếp tại tại các xã vùng cao với 2 địa điểm trường: Trường PTDT Bán trú THCS Trịnh Tường và Trường THCS Trung Lèng Hồ.

  • SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI VĂN HOÁ XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024 ​

    Ngày 27/2/2024 trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên đã tổ chức Ngày hội văn hoá xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “ Sắc màu văn hoá dân tộc Dao và Hành trình văn hoá” với chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

  • TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT

    Sáng ngày 26 tháng 02 năm 2024, trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát phối hợp với Đội quản lý hành chính trật tự xã hội Công an huyện Bát Xát và Đội Cảnh sát giao thông huyện Bát Xát tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và trật tự an toàn giao thông.

  • SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHUYÊN ĐỀ “ NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM” CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN VÀ NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NĂM 2023

    Ngày 18/12/2023, Đoàn trường -  Liên đội trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Yên  tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chuyên đề “ Người lính trong mắt  em”  chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023). 

  • HÀNH TRÌNH ĐẾN KỶ LỤC

    Ngày mùng 8 tháng 12 năm 2023, Viện Kỷ lục Việt Nam gửi thông báo đồng ý trao tặng  kỷ lục Việt Nam cho: Tấm tranh thêu thổ cẩm “Trường học vùng cao” của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát. Giây phút ấy, gần 500 thầy và trò trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát vỡ òa trong niềm hạnh phúc, hân hoan và biết ơn về một chặng đường, một hành trình gian khó, quyết tâm, bền bỉ mình đã đi qua. Xin được gọi tên chặng đường đó là Hành trình đến kỷ lục!. Hành trình đến kỷ lục của thầy và trò trường Nội trú Bát Xát bắt đầu từ khi nào? Đã đi như thế nào? Đã trải qua những gì để ngày hôm nay “Tấm tranh thêu thổ cẩm Trường học vùng cao của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát” đã đạt được Kỷ lục Việt Nam?









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập