Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Nhiều giải pháp vận động đồng bộ, tích cực; Trẻ đến trường ngày càng tăng cao

Công tác huy động trẻ đến trường nămhọc mới 2018 – 2019 trên địa bàn huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Caiđược đánh giá chung, bước đầu là khá tốt so với nhiều năm trở lại đây. Trong điều kiện thực tế của từng đơn vị, có một vài trường vẫn chưa huy động được 100% số trẻ ra lớp; Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đến lớp Mầm non, Tiểu học đạt 98,8%, học sinh THCS đạt 97,2%.

Lớp trẻ nhà trẻ tại Trường Mầm non Tả Ngài Chồ.

Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp thật ấn tượng
Mường Khương là huyện biên giới, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo huyện vẫn ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, dành nhiều tâm sức cho ngành Giáo dục. Bà Nguyễn Thị Minh Xuân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)huyện cho biết: Ngay trong thời gian nghỉ hè, ngành GD&ĐT đã triển khai công tác huy động trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo tấtcả các trường thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, huy động tất cả trẻ em 5 tuổi ra lớp. Tuy vậy, cũng còn một số trường huy động trẻ chưa đạt 100%,chủ yếu là ở các xã vùng cao biên giới. Bên cạnh đó sự chỉ đạo sát sao của huyện cùng như của Ngành, các trường thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể tại địa phương nên tỷ lệ chuyên cần luôn duy trì đạt trên 98%...”.

Để nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu và triển khai nhiều biện pháp tích cực. Trước tiên, tham mưu với chính quyền đưa các chỉ tiêu mở rộng mạng lưới trường, lớp vào kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương theo từng năm. Các trường đẩy mạnh công tác rà soát danh sách trẻ ở các độ tuổi; Phối hợp với già làng,trưởng bản tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh. Nhà trường cử cán bộ,giáo viên đến tận nhà để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân đưa con ra lớp. Cùng với đó, từ các nguồn kinh phí, nhiều trường, lớp học trên cả huyện đã được xây mới. Biên chế giáo viên cũng được tăng cường, trong đó tuyển dụngvà đào tạo nhiều giáo viên là người địa phương vào làm việc. Từ những mô hình nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ở thôn bản với những tiến bộ rõ rệt của trẻ khi đến trường đã làm người dân tin tưởng hơn, từ đó phụ huynh tích cực đưa con đi học.

Cô giáo Thàng Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tả Ngài Chồ chia sẻ: Tả Ngài Chồ là một xã vùng cao của huyện người dân 100% là đồng bào dân tộc HMông, lại nằm cạnh biên giới, tuy nhiên bên cạnh việc nuôi dạy trẻ hàng ngày, nhà trường thường xuyên phối hợp với cán bộ cấp ủy, chính quyền,đoàn thể địa phương đến tận nhà dân vận động các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường. Xác định công tác huy động trẻ ra lớp là nhiệm vụ trọng tâm nên Ban Giám hiệu và các thầy cô luôn phấn đấu làm tốt để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của nhà trường. Nhiều năm trở lại đây nhà trường luôn duy trì được 98,7% trẻ trong độ tuổi đến trường, ở đó trẻ 3 đến 4 tuổi và 5 tuổi luôn đạt 100% ; trẻ 24 đến 36 tháng tuổi đạt 34,6%; 100 % học sinh được tổ chức ăn bán trú tại trường.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, có thời gian dạy 6 năm ở điểm trường thônNập Rúp, thuộc Trường Mầm non Thanh Bình cho biết: “ Nhiều năm qua tôi công tác tại điểm trường vùng cao này, đi lại rất khó khăn nhất là những ngày mưa, ngày rét, nhưng không có ngày nào số học sinh ở đây nghỉ quá 2 em; tỷ lệ chuyên cầnluôn đạt 98,8% trở lên. Thực tế người dân ở thôn này rất chịu khó do bà con xác định việc cho trẻ đến trường là điều tốt nhất để các con được chăm sóc nuôi dạy tốt hơn. Thực tế nhiều ngày từ 6h30 phút sáng khi chúng tôi đến điểm trường thì đã có phụ huynh đưa con đến trường ngồi đợi cô giáo; Hỏi ra được người dân chiasẻ, khi sáng đi làm nương mang con đến trường gửi cô giáo là bố mẹ yên tâm lắm.Khó khăn ở các trường vùng cao là vậy nhưng chính nhân dân cùng với lòng yêu nghề, mến trẻ của mỗi thầy cô nên chúng tôi yên tâm bám bản, bám trường”.

Bằng nhiều biện pháp tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động,những năm qua người dân vùng cao biên giới đã hiểu được ích lợi của việc đưa con đến lớp.Tại một số điểm trường lẻ, dù đường xa, đi lại khó khăn nhưng nhiều phụ huynh vẫn đưa đón con đều đặn; Có nơi phụ huynh tình nguyện thay nhau đến giúp giáo viên nấu bữa trưa cho trẻ, hoặc một nhóm phụ huynh phân công nhau luân phiên mang cơm đến lớp cho học sinh. Mường Khương ngày càng có thêm nhiều phòng học mới được xây dựng từ sự phối hợp, cùng đóng góp tiền bạc và công sức của người dân. Do được nhân dân đồng tình ủng hộ, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm và tạo điều kiện nên tỷ lệ trẻ em ra lớp năm sau cao hơn năm trước.

Nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ…
Công tác huy động học sinh ra lớp cũng được nhiều trường trên địabàn huyện áp dụng với nhiều giải pháp thiết thực và đã đạt hiệu quả khá cao khi thực hiện đồng bộ. Theo thầy giáo Lù Dì Séng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tả Ngài Chồ chia sẻ, mấy năm trước học sinh ở đây cũng bỏ học nhiều lắm, đặc biệtlà trước và sau tết Nguyên đán. Nhưng 3 năm trở lại đây tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt trên 98,7% nhờ sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành,đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các thầy cô giáo chủ nhiệm. Các thầy côbám sát và có số điện thoại của từng phụ huynh để liên lạc kịp thời, thông tin chi tiết về tình hình học tập của học sinh đến từng phụ huynh. Chính vì vậy người dân ở đây xác định được việc cho con đi học là chính đáng và rất cần thiết, vì vậy công tác huy động học sinh ra lớp của Tả Ngài Chồ luôn ở mức cao.

Cô giáo Nông Thị Hành, dạy học sinh tập viết tại lớp 1C Trường TH Thanh Bình.

Theo ông Đỗ Văn Hoành, Phó Chủ tịch UBND xã Lung Vai cho biết,việc huy động trẻ ra lớp ở vùng cao không riêng gì các thầy giáo cô giáo mà chính quyền địa phương cũng phải xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề cho sự phát triển giáo dục; Chính vì vậy địa phương luôn bám sát thông tin từ nhà trường thông báo để phát hiện những em học sinh bỏ học là cử cán bộ đến tận nhà để động viên, chia sẻ khó khăn với gia đình nhằm tạo mọi điều kiện cho các em được đến trường. Bên cạnh đó địa phương còn thường xuyên quan tâm việc tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường đảm bảo chỗ học của học sinh đầy đủ.Công tác bán trú của Trường THCS Lùng Vai cũng được địa phương quan tâm xây mới nhà ở bán trú, công trình vệ sinh, tạo mọi điều kiện cho học sinh ăn ở sinhhoạt tại trường chính, vì vậy gia đình các em rất yên tâm.

Trong thời gian tới Ngành GD&ĐT huyện Mường Khương tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo các trường theo sát tình hình huy động học sinh ra lớp để báo cáo định kỳ với Ban Chỉ đạo huyện qua Phòng GD&ĐT,tham mưu với Ban Chỉ đạo huyện tổ chức họp giao ban định kỳ để nắm tình hình huy động học sinh ra lớp, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của cácđơn vị để có giải pháp tháo gỡ; Tăng cường công tác phối hợp với các ban,ngành, đoàn thể trong việc vận động học sinh, xác định nguyên nhân bỏ học của từng trường hợp để có giải pháp, hình thức vận động phù hợp./.


Từ cơ sở
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập