Ngành Giáo dục huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Giảng dạy gắn liền với văn hóa dân tộc địa phương

Chung tay bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc của địa phương, nhiều năm qua, ngành GD&ĐT huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các trường, từ tiểu học đến trung học cơ sở thực hiện mô hình “Trường học gắn liền với  văn hóa dân tộc địa phương”, đưa văn hóa của địa phương vào giảng dạy, hoạt động  trong  nhà trường, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị trường tồn của văn hóa dân tộc của vùng cao biên cương Tổ quốc.

Học sinh Trường Tiểu học Tả Ngài Chồ biểu diễn múa khèn.

“Trường học gắn liên với văn hóa dân tộc địa phương” là cách vận dụng sáng tạo mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” do ngành GD&ĐT huyện Mường Khương  phát động, triển khai thực hiện trong những năm học vừa qua được đánh giá là điểm sáng của giáo dục vùng cao. Để thực hiện được mô hình này, từ đầu năm học, cùng với việc tổ chức hội nghị hướng dẫn nhiệm vụ năm học, ngành GD&ĐT huyện lựa chọn các đơn vị thực hiện mô hình trường điểm cấp huyện, từ đó chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú triển khai, nhân rộng ra các cơ sở giáo dục khác.

Đến thăm Trường Tiểu học Tà Ngài Chồ, chúng tôi thấy được sự đổi thay đến bất ngờ của một ngôi trường vùng biên giới. Với bàn tay chăm sóc và trang trí của cô và trò, lớp học được trang trí đẹp cùng với những vườn hoa đang đua nở làm cho ngôi trường bừng sáng, sinh động hẳn lên. Đặc biệt, nhà trường đang triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đưa văn hóa dân tộc địa phương vào dạy cho học sinh trong các giờ ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với đặc thù là một trường vùng cao của huyện, Tả Ngài Chồ là một xã đặc biệt khó khăn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã mời các nghệ nhân trong xã cùng với thầy cô giáo người địa phương dạy cho các em những nét văn hóa chính của dân tộc mình như: múa khèn, hát dân ca Mông. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi triển khai cho học sinh bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, một phần các em còn nhỏ, chưa hiểu rõ về văn hóa của dân tộc mình, các nghệ nhân là người địa phương đã dành nhiều thời gian giảng giải về văn hóa dân tộc để các em hiểu, đồng thời phối hợp với phụ huynhg dạy thêm cho các em những khi ở nhà.  Đến thời điểm này nhờ sự quyết tâm của nhà trường và gia đình, 100% học sinh của trường đã biết biểu diễn múa hát, thổi khèn, biết lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của chính dân tộc mình.

Học sinh Trường tiểu học Tả Ngài Chồ múa ô .

Được chứng kiến  những tiết mục biểu diễn như; múa ô, múa khèn, múa kim tiền do chính các em học sinh toàn trường biểu diễn, chúng tôi không khỏi xúc động, tự hào vì các em biểu diện rất đẹp, thể hiện đúng với nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông tại đây. Nhìn những em bé lớp một biểu diễn múa khèn mới thấy được sự phong phú, sinh động hữu ích của việc đưa văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc địa phương vào hoạt động trong nhà trường. Thật sự nghệ thuật đã giúp các em đẹp thêm rất nhiều và giúp các em mạnh dạn trước đám đông, hiểu biết được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và quê hương mình. Em Vàng Thị Vành, học sinh lớp 5A cho biết, từ khi đi học tại trường ngoài việc được học chữ, có kiến thức, hàng ngày em được thầy cô giáo và các nghệ nhân trong xã dạy cho biết về văn hóa của chính dân tộc mình, chúng em được vui chơi, học hỏi nhiều hơn.

Thực hiện mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” nói chung, mô hình “Trường học gắn liền với văn hóa dân tộc địa phương” nói riêng là một trong những yêu cầu đối với các trường hiện nay của ngành Giáo dục huyện Mường Khương nhằm đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, gắn học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống, tránh học lý thuyết khô khan, thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Đảng: “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Một góc sân Trường Tiểu học Tả Ngài Chồ.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Minh Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương chia sẻ: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngành GD&ĐT huyện  tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng mô hình “Trường học gắn liên với văn hóa dân tộc địa phương”, đẩy mạnh công tác thi đua trong nhà trường, phát huy, triển khai có hiệu quả các mô hình tốt đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Đồng thời, ngành Giáo dục huyện cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức để xây dựng các mô hình giáo dục mang  bản sắc dân tộc ở chính địa phương mình; tăng cường phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các xã, các nghệ nhân để tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan, cộng đồng xã hội trong việc truyền dạy những nét văn hóa dân tộc ở các cơ sở giáo dục; từ đó giúp học sinh biết quý trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, địa phương, đất nước.

                                                                                                                     Đình Thơm


Từ cơ sở
  • “Những chiến binh tí hon”

    Với mong muốn tạo cho trẻ một sân chơi khoa học để trẻ thoả sức khám phá và phát triển, cũng là nơi trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”. Từ năm 2023 trường MN Hoa Hồng kết hợp với công ty Kiro Việt Nam tập huấn, chuyển giao chương trình giáo dục “Lập trình tư duy cùng SUNBOT”.

  • Ngành giáo dục huyện Bảo Yên đồng loạt hưởng ứng Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024!

    Hưởng ứng Kế hoạch Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai số 130/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai và công văn số 634/SGD&ĐT-GDĐH&GDTX ngày 12/4/2024 của Sở GD&ĐT Lào Cai, ngày 15/4/2024 Ngành giáo dục huyện Bảo Yên thực hiện đồng bộ “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”đối với tất cả các cấp học, tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành.

  • GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai thực hiện ở cấp THPT bắt đầu từ năm học 2022-2023. Năm học 2023 - 2024, Trường THPT số 2 Bảo Thắng đã có sự chuẩn bị khá chu đáo các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 10,11. 

  • Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên phối hợp với phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa tổ chức gặp mặt giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác Xây dựng trường học xanh - triển khai thực hiện các mô hình trường học gắn với thực tiễn tại huyện Bảo Yên

    Sáng ngày 13/3/2024 Phòng GD&ĐT Bảo Yên đã tổ chức giao lưu, gặp mặt đoàn công tác của Phòng GD&ĐT Thị xã Sa Pa với mục đích chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai trường học xanh và các mô hình trường học gắn với thực tiễn trên địa bàn huyện Bảo Yên. Tham dự buổi giao lưu học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, về phía đoàn đại biểu thị xã Sa Pa có Ông Đỗ Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, về phía huyện Bảo Yên có Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên.

  • Luôn nỗ lực để thành công hơn mỗi ngày

     Tham gia giải điền kinh THPT và THCS cấp tỉnh năm 2024 và giải chạy Việt dã truyền thống năm 2024 nhân Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và hưởng ứng ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, trường THCS Nam Cường đã tuyển chọn và thành lập đội tuyển tham gia gồm 17 VĐV thi đấu ở nội dung điền kinh và 11 VĐV tham gia giải Việt dã

  • TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT TUYÊN TRUYỀN TUYỂN SINH Năm học 2024-2025

    Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh năm 2024 - 2025 trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát tuyển sinh 70 học sinh lớp 6, 70 học sinh lớp 10 thuộc các đối tượng tuyển sinh theo Điều 9 của Thông tư 04. Sáng ngày  mùng 1 tháng 3 năm 2024, Đoàn công tác tư vấn tuyển sinh trường PTDNT THCS&THPT huyện Bát Xát đã thực hiện công tác tuyển sinh lớp 9 vào 10 bằng hình thức trực tiếp tại tại các xã vùng cao với 2 địa điểm trường: Trường PTDT Bán trú THCS Trịnh Tường và Trường THCS Trung Lèng Hồ.

  • SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI VĂN HOÁ XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024 ​

    Ngày 27/2/2024 trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên đã tổ chức Ngày hội văn hoá xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “ Sắc màu văn hoá dân tộc Dao và Hành trình văn hoá” với chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

  • TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI TRƯỜNG NỘI TRÚ BÁT XÁT

    Sáng ngày 26 tháng 02 năm 2024, trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bát Xát phối hợp với Đội quản lý hành chính trật tự xã hội Công an huyện Bát Xát và Đội Cảnh sát giao thông huyện Bát Xát tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và trật tự an toàn giao thông.

  • SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHUYÊN ĐỀ “ NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM” CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN VÀ NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN NĂM 2023

    Ngày 18/12/2023, Đoàn trường -  Liên đội trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Yên  tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chuyên đề “ Người lính trong mắt  em”  chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023). 

  • HÀNH TRÌNH ĐẾN KỶ LỤC

    Ngày mùng 8 tháng 12 năm 2023, Viện Kỷ lục Việt Nam gửi thông báo đồng ý trao tặng  kỷ lục Việt Nam cho: Tấm tranh thêu thổ cẩm “Trường học vùng cao” của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát. Giây phút ấy, gần 500 thầy và trò trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát vỡ òa trong niềm hạnh phúc, hân hoan và biết ơn về một chặng đường, một hành trình gian khó, quyết tâm, bền bỉ mình đã đi qua. Xin được gọi tên chặng đường đó là Hành trình đến kỷ lục!. Hành trình đến kỷ lục của thầy và trò trường Nội trú Bát Xát bắt đầu từ khi nào? Đã đi như thế nào? Đã trải qua những gì để ngày hôm nay “Tấm tranh thêu thổ cẩm Trường học vùng cao của Trường PTDTNT THCS&THPT Bát Xát” đã đạt được Kỷ lục Việt Nam?









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập