image banner
Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025.

 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi và các thành viên của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ GDĐT.

Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo công tác về chuyển đổi số và triển khai Đề án số 06 của Bộ GDĐT, năm 2024, Bộ GDĐT đã ban hành các bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của: cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục ở địa phương (Sở GDĐT, Phòng GDĐT), cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục mầm non. Khung năng lực số cho người học cũng đã được ban hành.

Về phát triển cơ sở dữ liệu, đã số hóa gần 24,55 triệu hồ sơ là giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh ngành Giáo dục về cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (Hệ thống Hemis) và cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông; kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (do Bộ Nội vụ quản lý).

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải báo báo về kết quả công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Bộ GDĐT

Triển khai Dịch vụ công trực tuyến, 2 dịch vụ công là “Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông” (có 1.029.678 hồ sơ đăng ký trực tuyến) và “Công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam” (có 9448 hồ sơ) đã được triển khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ GDĐT cũng đã hoàn thành triển khai thí điểm học bạ số bậc tiểu học với 11.400 trường tiểu học trên tổng số 14.663 trường tiểu học (đạt tỷ lệ 77,75%); 100% cơ sở giáo dục tham gia thí điểm thuộc 63 tỉnh/thành thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu học bạ về cơ sở dữ liệu học bạ số do Bộ GDĐT quản lý. Mở rộng triển khai Học bạ số đối với giáo dục trung học. Tiếp theo thành công triển khai học bạ số, Bộ GDĐT đang triển khai thí điểm văn bằng số, hướng đến việc quản lý, sử dụng văn bằng hoàn toàn trên môi trường mạng.

Chánh Văn phòng Trần Quang Nam báo cáo kết quả công tác cải cách hành chính của Bộ GDĐT năm 2024, kế hoạch năm 2025

Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, Bộ GDĐT đã có công văn đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được phép đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Thanh toán không dùng tiền mặt được đưa vào tiêu chí đánh giá tại các Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số; hướng dẫn mô hình tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; 100% thí sinh xét tuyển đại học thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức không dùng tiền mặt; các cơ sở giáo dục.

Liên quan đến lĩnh vực công việc này, năm 2025, Bộ GDĐT sẽ thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2025 của Bộ; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ GDĐT.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi tại hội nghị

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Kế hoạch năm 2025 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Kế hoạch năm 2025 của Đề án số 06 của Trung ương.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với 100% các thủ tục hành chính do Bộ GDĐT thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ. Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành Giáo dục trong các lĩnh vực quản lý giáo dục và thực hiện các hoạt động chuyên môn của ngành…

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi tại hội nghị

Về kết quả công tác cải cách hành chính, năm 2024, Bộ GDĐT đã tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao của công tác cải cách hành chính, tham gia phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Đã ban hành và chỉ đạo ban hành các văn bản theo thẩm quyền nhằm tổ chức triển khai công tác cải cách hành chính nói chung và từng lĩnh vực của công tác cải cách hành chính để thực hiện các nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính tại Bộ GDĐT.

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những cải thiện tích cực, nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, thông thoáng, ban hành hoặc trình ban hành trong năm 2024.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi tại hội nghị

Công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, đẩy nhanh việc hoàn thành các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng.

Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; hoàn thiện thể chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Tại hội nghị, những vấn đề có khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục được tập trung trao đổi. Các Thứ trưởng trong phát biểu đều nhấn mạnh tác động lớn, thiết thực của chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ và đưa ra vấn đề cần lưu ý trong thời gian tiếp theo để triển khai tốt nhiệm vụ này.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trao đổi tại hội nghị

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định một số kết quả đã đạt được, những công việc được triển khai ráo riết; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới được đặt ra ở một cấp độ khác hẳn, cả về quy mô, tốc độ, chiều sâu, tính quyết liệt trong chuyển đổi số ngành Giáo dục; từ đó yêu cầu cách làm, cách triển khai không thể như cũ. “Chúng ta phải hướng đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước của ngành sẽ thực hiện trên nền tảng số, không phải chỉ vài thủ tục hành chính”, Bộ trưởng nói.

Đưa ra một số lưu ý trong triển khai công việc thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu phải nhìn thấy hết những việc cần làm, cả vĩ mô và vi mô trong chuyển đổi số cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ, cũng như của toàn ngành; đặt ra những việc cần làm có lộ trình, tư duy thiết kế một cách tổng thể để không bị động, thiếu đồng bộ.

Về công việc cụ thể, Bộ trưởng yêu cầu tiến hành hợp nhất các Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06. Khi thành lập Ban Chỉ đạo mới, với cơ cấu mới, việc cần làm ngay là cần đánh giá về tình hình chuyển đổi số của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đồng bộ cơ sở dữ liệu giáo dục dạy nghề để hòa dòng, liên thông với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận hội nghị

Nhận định, nghiên cứu, triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhà nước, hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá là việc trọng tâm, thách thức lớn trong năm, Bộ trưởng cũng lưu ý rà soát lại tổng thể những việc cần làm và đề ra lộ trình 1 năm, 5 năm để tránh không sót việc, không mâu thuẫn, không chồng chéo; rà soát, đề xuất phương án xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để mở đường cho cải cách hành chính, chuyển đổi số; lưu ý an toàn trong kết nối, tính pháp lý trong chia sẻ dữ liệu khi gia tăng cơ sở dữ liệu và các kết nối; tăng cường vai trò tham mưu, đốc thúc của bộ phận cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo…

Vấn đề tài chính, nhân lực để thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính cũng được Bộ trưởng lưu ý, chỉ đạo.

  • Nhu cầu tiếp cận pháp luật số của người dân và doanh nghiệp là rất lớn

    Đó là nhận định của lãnh đạo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) sau khi Cổng Pháp luật quốc gia được đưa vào vận hành.

  • Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

    Căn cứ Kế hoạch số 05-KH/BCĐ ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai với các nội dung cụ thể như sau:

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính

    Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính toàn diện, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là yếu tố then chốt, định hình nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ.

  • Lào Cai tập trung thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025

    Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính (CCHC), UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025.

  • Phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường dân tộc nội trú

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 648 về việc hướng dẫn tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, THPT năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

  • Tập huấn xây dựng mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại Lào Cai

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai mới tổ chức khóa tập huấn mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

  • Ứng dụng AI trong giáo dục

    Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều chương trình thí điểm để tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý và giảng dạy. Đây là tiền đề quan trọng để đơn vị này từng bước ứng dụng AI vào lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT Quy định Khung năng lực số cho người học chính thức có hiệu lực

    Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để: xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học; Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

  • Các đơn vị đảm bảo duy trì tiếp nhận thủ tục hành chính sau sắp xếp bộ máy

    Hôm nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai, hoạt động tiếp nhận và xử lý dịch vụ công vẫn diễn ra bình thường dù các cơ quan hành chính vừa trải qua quá trình sáp nhập, hợp nhất. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

  • Thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    CTTĐT - Để bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức, bộ máy dẫn đến thay đổi quy định về TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 1103/UBND-KSTT về triển khai thực hiện Văn bản số 219/TTg-KSTT ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện TTHC cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập