image banner
Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục

Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục

Mức độ chuyển đổi số của các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo sẽ được đánh giá công khai trên các cổng thông tin điện tử.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn vừa kí quyết định ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bộ chỉ số được áp dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Mục đích của Bộ chỉ số nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, là các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục ở địa phương. Đồng thời phát hiện các điển hình, mô hình chuyển đổi số làm tốt để nhân rộng, tạo phong trào thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục.

Bộ chỉ số được xây dựng bám sát yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, các quy định liên quan về chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT.

 

Bộ chỉ số đánh giá được công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức, hướng dẫn triển khai chuyển đổi số của các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục ở địa phương. Đảm bảo tính khoa học, phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương; đánh giá thực chất, khách quan, minh bạch, công bằng và khả thi trong áp dụng.

Kết quả chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý là một phần trong đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục. Bộ chỉ số có tính mở, cập nhật phù hợp với tình hình thực tế.

Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 2 nhóm tiêu chí thành phần gồm: Nhóm tiêu chí chuyển đổi số trong “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành”; Nhóm tiêu chí chuyển đổi số trong “Kết quả chuyển đổi số ở cơ sở giáo dục”.

 

Mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục ở địa phương được đánh giá theo thang điểm tối đa là 100 điểm, kết quả được đánh giá ở 3 mức độ: Mức chưa đáp ứng (Mức độ 1, Tổng điểm đánh giá dưới 50 điểm); Mức đáp ứng cơ bản (Mức độ 2, từ 50 đến 75 điểm); Mức đáp ứng tốt (Mức độ 3, trên 75 điểm).

Hằng năm, các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục ở địa phương tổ chức việc tự đánh giá mức độ chuyển đổi số. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt kết quả tự đánh giá và báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT trước ngày 25/6 hằng năm.

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt kết quả tự đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá về Bộ Giáo dục và Đào tạo (thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục) trước ngày 30/6 hằng năm.

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (thông qua Cục Công nghệ thông tin) căn cứ điều kiện thực tế, tổ chức rà soát, kiểm tra và công nhận mức độ chuyển đổi số của các Sở Giáo dục và Đào tạo; công bố kết quả đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát, kiểm tra và công nhận mức độ chuyển đổi số của các phòng Giáo dục và Đào tạo; cập nhật kết quả đánh giá trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục trước ngày 30/6 hằng năm, công bố kết quả đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo.

  • Nhu cầu tiếp cận pháp luật số của người dân và doanh nghiệp là rất lớn

    Đó là nhận định của lãnh đạo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) sau khi Cổng Pháp luật quốc gia được đưa vào vận hành.

  • Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

    Căn cứ Kế hoạch số 05-KH/BCĐ ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai với các nội dung cụ thể như sau:

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính

    Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính toàn diện, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là yếu tố then chốt, định hình nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ.

  • Lào Cai tập trung thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025

    Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính (CCHC), UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025.

  • Phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường dân tộc nội trú

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 648 về việc hướng dẫn tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, THPT năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

  • Tập huấn xây dựng mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại Lào Cai

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai mới tổ chức khóa tập huấn mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

  • Ứng dụng AI trong giáo dục

    Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều chương trình thí điểm để tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý và giảng dạy. Đây là tiền đề quan trọng để đơn vị này từng bước ứng dụng AI vào lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT Quy định Khung năng lực số cho người học chính thức có hiệu lực

    Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để: xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học; Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

  • Các đơn vị đảm bảo duy trì tiếp nhận thủ tục hành chính sau sắp xếp bộ máy

    Hôm nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai, hoạt động tiếp nhận và xử lý dịch vụ công vẫn diễn ra bình thường dù các cơ quan hành chính vừa trải qua quá trình sáp nhập, hợp nhất. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

  • Thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    CTTĐT - Để bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức, bộ máy dẫn đến thay đổi quy định về TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 1103/UBND-KSTT về triển khai thực hiện Văn bản số 219/TTg-KSTT ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện TTHC cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập