image banner
Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

Lào Cai sở hữu tiềm năng lớn phát triển kinh tế số, dựa vào sự phát triển cơ sở hạ tầng số, mạng lưới viễn thông hiện đại và hạ tầng công nghệ thông tin đang dần được hoàn thiện. Internet băng thông rộng đã kết nối đến 100% xã, phường và thị trấn đã mở rộng khả năng tiếp cận thông tin, giúp doanh nghiệp và người dân có điều kiện thuận lợi để tham gia nền kinh tế số.

81-4355.jpg

Trong Chương trình chuyển đổi số của tỉnh, Lào Cai đặt ra mục tiêu phấn đấu tỷ trọng kinh tế số chiếm từ 15-20% GRDP. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch về phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

Triển khai cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quản lý giao dịch. Điều này giúp nâng cao hiệu quả trong các hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là khi Lào Cai đang có tiềm năng lớn trong việc phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Cơ sở dữ liệu quốc gia giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng dễ dàng xác minh danh tính khách hàng, thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy phát triển các dịch vụ tài chính số, khâu quyết định cuối cùng của các giao dịch số, giao dịch thương mại điện tử.

Lào Cai cũng đang tích cực triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số quốc gia, hoàn thành đưa vào vận hành Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Lào Cai. Hiện nay 100% doanh nghiệp đã triển khai hóa đơn điện tử; khai báo thuế điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng.

82-4332.jpg

Đối với kinh tế số ngành và lĩnh vực, Lào Cai đã triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều thay đổi từ doanh nghiệp, tổ chức xã hội đến người dân. Chỉ với những thao tác đơn giản từ các app ngân hàng số trên điện thoại, việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng đã có nhiều thay đổi từ việc mua sắm trực tiếp, thanh toán tiền mặt chuyển sang mua sắm và thanh toán trực tuyến.

Đối với kinh tế nông nghiệp, công tác chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số đã giúp người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở Lào Cai bước đầu thành công trong tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, vệ sinh an toàn thực phẩm… Hiện nay, Lào Cai có gần 90 doanh nghiệp, hợp tác xã với trên 300 dòng sản phẩm được gắn QR-Code đã giúp minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản an toàn. Cùng với đó, hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại giúp cho doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và lợi thế sản phẩm nông nghiệp.

 
84-1043.jpg

Phát huy lợi thế về Cửa khẩu, tỉnh Lào Cai đã triển khai Cửa khẩu số tại cửa khẩu đường bộ Kim Thành. Đây là một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa hoạt động xuất - nhập khẩu và quản lý biên giới, nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cải thiện trải nghiệm cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế cửa khẩu. Bằng cách tối ưu hóa quy trình xuất - nhập khẩu, tăng cường minh bạch và an toàn, cùng với việc thúc đẩy phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế, cửa khẩu số không chỉ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Để tạo liên kết trong phát triển kinh tế số, tỉnh Lào Cai ký kết các chương trình hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông và với các địa phương: Hải Phòng, Cần Thơ, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Bến Tre. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số với các Tập đoàn: VNPT, Viettel, FPT, Công ty cổ phần VNG triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025.

83-1816.jpgThời gian tới, Lào Cai sẽ tiếp tục tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế số đến người dân, doanh nghiệp thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng số khác.
 Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai

Cùng với đó, phát huy hiệu quả từ công cuộc chuyển đổi số để hình thành chính quyền số nói chung và phát triển kinh tế số nói riêng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển kinh tế số nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ số, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;… Lào Cai sẽ tiếp tục ưu tiên chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực trọng điểm như: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại điện tử, Du lịch, Cửa khẩu… trong đó tập trung ứng dụng công nghệ mới, quản lý thông minh, công nghệ 4.0 tạo đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn: Báo Lào Cai

  • Nhu cầu tiếp cận pháp luật số của người dân và doanh nghiệp là rất lớn

    Đó là nhận định của lãnh đạo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) sau khi Cổng Pháp luật quốc gia được đưa vào vận hành.

  • Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

    Căn cứ Kế hoạch số 05-KH/BCĐ ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai với các nội dung cụ thể như sau:

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính

    Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính toàn diện, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là yếu tố then chốt, định hình nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ.

  • Lào Cai tập trung thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025

    Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính (CCHC), UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025.

  • Phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường dân tộc nội trú

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 648 về việc hướng dẫn tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, THPT năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

  • Tập huấn xây dựng mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại Lào Cai

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai mới tổ chức khóa tập huấn mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

  • Ứng dụng AI trong giáo dục

    Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều chương trình thí điểm để tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý và giảng dạy. Đây là tiền đề quan trọng để đơn vị này từng bước ứng dụng AI vào lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT Quy định Khung năng lực số cho người học chính thức có hiệu lực

    Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để: xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học; Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

  • Các đơn vị đảm bảo duy trì tiếp nhận thủ tục hành chính sau sắp xếp bộ máy

    Hôm nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai, hoạt động tiếp nhận và xử lý dịch vụ công vẫn diễn ra bình thường dù các cơ quan hành chính vừa trải qua quá trình sáp nhập, hợp nhất. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

  • Thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    CTTĐT - Để bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức, bộ máy dẫn đến thay đổi quy định về TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 1103/UBND-KSTT về triển khai thực hiện Văn bản số 219/TTg-KSTT ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện TTHC cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập