image banner
NHIỀU ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHẰM MỤC TIÊU HÌNH THÀNH CÔNG DÂN SỐ
NHIỀU ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHẰM MỤC TIÊU HÌNH THÀNH CÔNG DÂN SỐ
Theo báo cáo kết quả Chuyển đổi số quốc gia tháng 5/2024, đến nay, Bộ Công an đã cấp trên 86 triệu thẻ CCCD gắn chíp và thu nhận trên 75,16 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt trên 53,88 triệu tài khoản (đạt 71,68%).

Ứng dụng VNeID được nhiều người dân quan tâm sử dụng các dịch vụ tiện ích cung cấp trên VneID như: Dịch vụ thông báo lưu trú; kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự; đăng nhập cổng dịch vụ công qua VNeID.

anh tin bai

Nhiều khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

Các ứng dụng tiện ích khác nhằm mục tiêu hình thành công dân số cũng được các bộ, ngành triển khai tích cực. Trong đó, Ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip tại 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đến nay đã có hơn 77 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD. Việc này tăng tiện lợi cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh khi không bắt buộc phải sử dụng thẻ BHYT khi khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bệnh và cơ quan y tế, bảo hiểm xã hội.

Các bộ, ngành, địa phương cũng đã đẩy mạnh thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Hiện đã có 2.067.028 đối tượng được cấp tài khoản (chiếm 41,25% tổng số đối tượng hưởng an sinh xã hội); trên 1,4 triệu đối tượng được nhận trợ cấp qua tài khoản (đạt 28,35% tổng số đối tượng được hưởng an sinh xã hội). Tính đến hết tháng 4/2024, có hơn 8,5 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 6,1 triệu khách hàng, chiếm 72%. Toàn quốc đã thiết lập 11.885 điểm kinh doanh, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 251.810 đơn vị; trên 77% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Các dịch vụ thanh toán chủ yếu như các dịch vụ thanh toán thiết yếu như điện, nước, giáo dục, viễn thông, hành chính công.

Thu Hương

  • Nhu cầu tiếp cận pháp luật số của người dân và doanh nghiệp là rất lớn

    Đó là nhận định của lãnh đạo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) sau khi Cổng Pháp luật quốc gia được đưa vào vận hành.

  • Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

    Căn cứ Kế hoạch số 05-KH/BCĐ ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai với các nội dung cụ thể như sau:

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính

    Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính toàn diện, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là yếu tố then chốt, định hình nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ.

  • Lào Cai tập trung thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025

    Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính (CCHC), UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2025.

  • Phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường dân tộc nội trú

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 648 về việc hướng dẫn tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, THPT năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

  • Tập huấn xây dựng mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại Lào Cai

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai mới tổ chức khóa tập huấn mô hình trường học thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

  • Ứng dụng AI trong giáo dục

    Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều chương trình thí điểm để tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý và giảng dạy. Đây là tiền đề quan trọng để đơn vị này từng bước ứng dụng AI vào lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.

  • Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT Quy định Khung năng lực số cho người học chính thức có hiệu lực

    Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để: xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học; Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

  • Các đơn vị đảm bảo duy trì tiếp nhận thủ tục hành chính sau sắp xếp bộ máy

    Hôm nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai, hoạt động tiếp nhận và xử lý dịch vụ công vẫn diễn ra bình thường dù các cơ quan hành chính vừa trải qua quá trình sáp nhập, hợp nhất. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

  • Thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    CTTĐT - Để bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức, bộ máy dẫn đến thay đổi quy định về TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 1103/UBND-KSTT về triển khai thực hiện Văn bản số 219/TTg-KSTT ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện TTHC cho người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập