Chuyện của cô cấp dưỡng

Gần 6h30 sáng, nhìn ra bầu trời sập sùi mưa mà lòng cô thêm nặng trĩu. Trong sâu thẳm tâm trí, cô chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn vớicông việc mình đang làm. Nhưng cứ nghĩ đến lời dặn của đứa con trai mà nướcmắt cô lại tuôn rơi. Nhìn hàng dài những giấy khen cô đạt được, như tiếpthêm động lực để cô cố gắng.

            Hoàn cảnh của cô thậtđặc biệt, cô tên là Chu Thị Xoan, quê mãi tận Nam Đàn - Nghệ An mà lạibén duyên với mảnh đất Văn Bàn xa xôi này hơn 25 năm nay. Khi đứa con traithứ hai mới 4 tuổi, vợ chồng cô đã ly hôn. Một mình vất vả, trật vật nuôi hai đứacon khôn lớn và thành đạt, tất cả cũng đều nhờ vào đồng lương cấpdưỡng ít ỏi.

Vậy mà hôm nọ, khi chuẩn bị lễ ăn hỏi cho thằng út, nó về, nó dặn: “mẹ nhớ phải nói mẹ là giáo viên chứkhông phải phục vụ, nấu ăn mẹ nhé!”. Cô vừa thương con, vừa tủithân không nói thành lời, chỉ gật gật đầu. Chờ khi con đi khuất là haidòng nước mắt cứ tuôn trào.

            Từ khi hai đứa đi họcxa đến giờ ngôi nhà lúc nào cũng chỉ còn một mình cô trống trải. Cô lấycông việc ở trường và trẻ em nơi đây là niềm vui mỗi ngày. Hôm nào cũng vậy,cứ trời mưa cô lại đến sớm hơn, cô đi xin những tấm bìa cát tông để dảingoài sảnh cho trẻ đi dễ dàng và sạch sẽ hơn. Rồi thi thoảng lại gần gũi,khuyên phụ huynh không nên cho con ăn những thứ không đảm bảo dinh dưỡng chocác cháu vào buổi sáng, có phụ huynh lại trả lời cho xong chuyện: “Ôi sáng vội lắm nấu bao giờ mới đượcăn”, thế là cô lại ân cần giải thích, có khi còn hướng dẫn mẹonấu sao vừa ngon, vừa nhanh. 

            Cô luôn được mọi người tôntrọng như “bếp trưởng” bởi tài nấu ăn ngon. Mặc dù, cô không có bí quyết gìghê gớm cả nhưng chúng tôi thấy ở cô sự cẩn thận, tỉ mỉ và khoa họcở từng khâu nấu ăn.

Trước khi chuẩn bị nấu canh lúc nào cô cũng đi 1 vòng quanh trườngxem các cháu đã kết thúc hết hoạt động chưa, có khi còn nhắc chúngtôi vệ sinh cá nhân cho các con để chuẩn bị ăn cơm. Mỗi khi thấy cô điqua, bọn trẻ lại reo hò “A đến giờ ănrồi!”, còn chúng tôi hay trêu: “Côcảnh sát lại giám sát bọn con đấy à?”. Nhưng chúng tôi hiểu côthực sự yêu trẻ. Cô làm ở trường thì mới 5 năm nhưng làm việc trongngành này cũng hơn hai chục năm, cô hiểu hơn ai hết sự khó khăn, thiếuthốn của những đứa trẻ nơi đây. Hôm nào bê xuống thấy còn thừa cơm côlại hỏi: sao hôm nay bọn trẻ ăn ít vậy ? Hay canh nhạt à? Thức ăn cóbị mặn không?....

Hôm nào cô cũng là người về cuối cùng. Có hôm tôi bận việc, chiều muộnquay ra vẫn thấy cô lụi hụi tính toán khẩu phần ăn cho trẻ. Tôi giụcvề thì cô lại chần chừ rồi bảo tôi cứ về trước tý cô đóng cổngcho. Tôi biết cô ở lại để đun sẵn nước để nguội mai có cho trẻ uốngsớm, cứ một mình vật lộn với công việc nhưng cô không khi nào thanphiền.

Nếu như không có buổi chiều đó chắc tôi không bao giờ biết đượcnỗi buồn của cô. Đó là buổi chiều cô chuẩn bị cho ngày hôm sau nghỉđể ăn hỏi con trai út, cuối giờ thấy cửa bếp vẫn mở tôi liền chạyxuống đang định trêu cô thì thấy cô ngồi buồn khóc. Tôi vừa hỏi, vừađùa: “bà nội khóc đấy à? Ôi trời,con trai lấy vợ chứ có phải con gái đi lấy chồng đâu mà bà khóc?”

Nghe thấy giọng tôi cô vội lau nước mắt hỏi: “Ơ, thế còn làm gìmà không về với con cún đi?”

-“Vâng, cháu cũng về giờ đây. Bà về đi còn sắp xếp mai còn đi”

-“Ừ, có gì đâu mà sắp xếp, mình có nào thì mặc thế chứ saophải làm sang” Cô nói giọng vừa buồn và có chút tủi thân”

-“Đấy bà lại thế rồi, có ai chê bà mặc xấu đâu. Bà mà diện cònxinh nhất cái trường này ý”.

Tôi vừa dứt câu thì cô lại khóc, tôi biết là có chuyện rồi. Nănnỉ mãi cô mới kể sự tình tôi nghe, thì ra là chuyện con trai dặn maisang nhà gái phải giới thiệu là giáo viên không được nói là nhân viênnấu ăn. Nghe xong tôi cũng cảm thấy chạnh lòng giá như em được nhìnthấy công việc ở trường của mẹ, giá như em hiểu được ý nghĩa côngviệc của mẹ có lẽ em sẽ không bao giờ nói như vậy. Tôi chỉ còn biếtđộng viên cô nhưng cô không nói gì, hồi lâu cô chỉ nói vỏn vẹn mộtcâu:

-“Cô sẽ không nóidối!”

Tôi hoàn toàn ủng hộ cô, sau bữa ăn hỏi tôi biết em sẽ đưa mẹ vềnên đã chủ động mời em đến thăm trường. Sáng hôn sau cô cũng bất ngờkhi thấy em đến, nhưng cô cũng mừng rơi nước mắt. Ai cũng khen cô nuôicon giỏi, con vừa đẹp trai lại thành đạt. Được đến trường nhìn thấycông việc của mẹ và các cô chăm lo bữa ăn cho trẻ, thấy bọn trẻ quýcô như quý cô giáo chắc hẳn em không còn định kiến về công việc củamẹ. Sáng hôm sau cô đến trường niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt, cô kểem đã xin lỗi khi đã có những ý nghĩ coi thường công việc của mẹ. Côđã rất mừng không chỉ vì con đã biết quý trọng công việc của mẹ màcô hạnh phúc hơn vì con đã biết yêu những người lao động chân chính.

            Tôi đứng nhìn cô đi vềphía học sinh, chúng chạy ra chào đón cô vui vẻ, thân thiết, tôi hiểurằng trong mắt của trẻ em nơi đây, cô chính là một cô giáo, một cô giáođặc biệt mà chúng luôn yêu quý./.

Thành tựu giáo dục nổi bật
  • Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

    Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....

  • Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả

    Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập