Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả
Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 
Có thể nói hành trình xóa mù chữ của Lào Cai khá gian nan, nhưng đã cho thấy quyết tâm, sự bền bỉ của những người làm giáo dục trên mảnh đất này. Từ  những năm 1991 đến 2000, Lào Cai đã phát động phong trào Xóa mù chữ rộng khắp toàn tỉnh. Nếu như thời điểm 1991 Lào Cai có 36,2% dân số trong độ tuổi biết chữ, thì đến năm 2000, tỉnh đã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học - XMC; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi tăng lên 90%. Việc tổ chức học tập XMC ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn, do học viên chủ yếu là những người lớn tuổi, là trụ cột trong gia đình, đi làm nương xa nhà; do đó, phải biết tổ chức các lớp học XMC linh hoạt về thời gian, địa điểm; có thể phải thay đổi theo tuần, ngày để phù hợp với điều kiện thực tế; địa điểm có khi ở trường Tiểu học, có khi ở Nhà văn hóa; có những khóa học kéo dài hàng năm. Vì thế, việc duy trì các lớp học XMC ở vùng cao luôn gian nan, nhất là tỷ lệ chuyên cần, chất lượng chưa bền vững; tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ cao.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”; Lào Cai là một trong 14 tỉnh có tỷ lệ người mù cao nhất trong cả nước (Năm 2013: Lào Cai có 61.636 người mù chữ từ 0 đến hết tuổi chiếm 10,60%  (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai). Trước thực tế đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể thúc đẩy công tác Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ trên địa bàn như Tỉnh ủy xây dựng Đề án 04 thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015; Chương trình hành động số 117/CT-TU ngày 20/5/2013 về việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa 11) về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục Tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và XMC cho người lớn; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 14/11/2013 của về thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Lào Cai quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý của các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Công văn số 3887/UBND-VX ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc xây dựng Đề án “Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020” giao Sở GD&ĐT là đơn vị chủ trì phối hợp xây dựng Đề án trình UBND tỉnh ban hành thực hiện.
Sở GD&ĐT Lào Cai đã thực hiện chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác tập huấn cho cán bộ, giáo viên các Phòng GD&ĐT, thực hiện điều tra thống kê, khảo sát người mù chữ trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể số người mù chữ trên địa bàn điều tra thống kê, khảo sát tháng 6/2014 là 49.955/571.961 trong độ tuổi từ 6 đến hết tuổi (8,7%); trong đó người mù chữ trong độ tuổi từ 15-60 là 38.943/399.626 (chiếm 9,7 dân số trong độ tuổi từ 15-60); số người mù chữ trong độ tuổi từ 15-35 là 10.450/217.004 (chiếm 4,8% dân số trong độ tuổi 15-35). Tỷ lệ người mù chữ trên địa bàn tỉnh cao, Sở GD&ĐT xây dựng Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020 trình UBND tỉnh với mục tiêu mỗi năm XMC cho khoảng 2.500–3.000 người; hướng đến đối tượng trong độ tuổi lao động (15-45), người DTTS, phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Phòng GD&ĐT huyện, thành phố tham mưu cho UBND huyện, thành phố đẩy mạnh công tác XMC; đưa nhiệm vụ này về các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã, phường, thị trấn; thực hiện ráo riết công tác điều tra nhu cầu, tuyên truyền vận động người mù chữ ra lớp; thực hiện hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp, học viên tham gia học tập.
Ngay sau khi thực hiện điều tra thống kê, khảo sát người mù chữ, Sở GD&ĐT chỉ đạo quyết liệt công tác huy động, mở lớp XMC tại những xã, thôn, bản có tỷ lệ người mù chữ cao. Một số Phòng GD&ĐT có những cách thức tham mưu, chỉ đạo TTHTCĐ thực hiện mở lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; tham mưu UBND huyện chỉ đạo chính quyền xã, phường, thị trấn vào cuộc; đưa nhiệm vụ PCGD - XMC là một trong những tiêu chí đánh giá công tác chỉ đạo của chính quyền cơ sở (Phòng GD&ĐT TP Lào Cai, huyện Bắc Hà). Ngay từ đầu năm một số Phòng GD&ĐT đã chỉ đạoTTHTCĐ vận động người mù chữ ra lớp XMC, bước đầu đã có những khởi sắc (TTHTCĐ xã Hợp Thành – TP Lào Cai; xã Thanh Bình – Mường Khương; xã Bản Phiệt – huyện Bảo Thắng; xã Bản Qua, Trịnh Tường – huyện Bát Xát…). Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã mở được 112 lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ với 3.180 học viên năm 2016 (tính đến hết tháng 9/2016) huy động được 2.808 học viên/2.220 chỉ tiêu giao, đạt 126,5%; giảm tỷ lệ người mù chữ từ 9,7% xuống còn 8,5% trong độ tuổi 15-60.
Trong thời gian vừa qua, các lớp học liên tiếp được mở ra và được duy trì trong thời gian dài. Nhiều học viên lớn tuổi cũng tham gia nhiệt tình mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, những lớp ở Nhà văn hóa thôn bảng viết quá cũ khiến cho việc tiếp nhận của bà con đã khó lại càng khó hơn. Nhiều lần chính giáo viên phải đi xin bảng, lấy tạm mấy cái bảng đen cũ ở nhà mang lên lớp để dạy học. Chính quyền cơ sở đã quan tâm trong việc khắc phục những khó khăn bằng việc vận động các trường học, các đồn biên phòng trên địa bàn hỗ trợ, giúp đỡ về bàn ghế, bảng viết, tài liệu. Hy vọng thóat nghèo từ con chữ được bùng lên từ những lời động viên của xã hội, nhiều người khi có thể đọc được tên mình, ghi được tên mình nên họ tỏ ra phấn khởi và hào hứng bảo nhau đến lớp. Mới biết rằng, những lớp học tuy thiếu thốn ấy lại có thể làm nên những thay đổi lớn đối với địa phương và với từng người dân.
Để đạt được mục tiêu của Đề án, Sở GD&ĐT trong thời gian tới tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND về “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2020”; phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án “Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015- 2020”. Chỉ đạo điều tra thống kê, khảo sát người mù chữ thường xuyên, xác định rõ địa chỉ người mù chức để huy động ra lớp XMC; rà sóat công tác mở lớp XMC, tăng cường chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá sát sao TTHTCĐ mở các lớp XMC; chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học gắn với xây dựng nông thôn mới; duy trì vững chắc kết quả PCGD-XMC. Tập trung XMC cho 04 xã chưa đạt chuẩn mức độ 1 (xã Tả Giàng Phình, Trung Chải – huyện Sa Pa; xã Thượng Hà – huyện Bảo Yên; xã Nậm Pung – huyện Bát Xát). 
Đối với Trung tâm Học tập cộng đồng, cần đẩy mạnh tham mưu để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị. Giao toàn bộ nhiệm vụ XMC cho TTHTCĐ thực hiện (điều tra thống kê, khảo sát người mù chữ trên địa bàn, tuyên truyền, huy động, mở lớp). Tham mưu chỉ đạo lồng ghép các chương trình mục tiêu, Đề án, Dự án vào hoạt động TTHTCĐ để giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo các Đề án, Dự án, chương trình, mục tiêu cho TTHTCĐ thực hiện.  Xác định và làm rõ trách nhiệm của các lãnh đạo xã trong tổ chức học tập tại xã.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo đối với các TTHTCĐ của Phòng GD&ĐT. Tập trung chỉ đạo mỗi năm hướng dẫn mỗi huyện, thành phố có 5 TTHTCĐ hoạt động hiệu quả. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch hoạt động TTHTCĐ; TT chủ động xây dựng kế hoạch, Phòng GD&ĐT duyệt kế hoạch, tổng hợp và duyệt kế hoạch tổng thể với Sở GD&ĐT; trên cơ sở đó thống nhất chỉ đạo, thực hiện.
Có thể nói, công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ còn nhiều gian nan phía trước. Nhưng chắc chắn sẽ sớm cán đích bởi luôn có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự vào cuộc của toàn ngành, toàn xã hội; đặc biệt, nhận thức của nhân dân đã có chuyển biến rõ rệt về tầm quan trọng trong việc biết chữ để áp dụng KHKT phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập tại địa phương./.
                                                B.V.H

Thành tựu giáo dục nổi bật
  • Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

    Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....

  • Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả

    Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập