ĐỒNG NGHIỆP ƠI! ĐỪNG NGẠI KHÓ!

Từ thành phố Lào Cai đi khoảng 80km về phía Tây - Bắc, sát biên giới Việt - Trung là xã A Lù huyện Bát Xát. Người dân ở đây chủ yếu thuộc dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, họ sống rải rác trên lưng núi, canh tác ruộng bậc thang; đường giao thông đi lại khó khăn và khí hậu khắc nghiệt nên đời sống vất vả cực nhọc vô cùng.  
Khó khăn vất vả là vậy, nhưng đất và người nơi đây lại có sức hút đến lạ lùng. Bởi vậy mà  rất nhiều thầy, cô đến với mảnh đất này, vì yêu trẻ, yêu nghề, nên ở lại. Chính tình yêu thương của đồng bào, sự sẻ chia của đồng nghiệp và sự ngây thơ trong sáng của các em học sinh là động lực để các thầy cô giáo có thêm niềm tin và sức mạnh để cống hiến, hy sinh cho giáo dục vùng cao.

Công tác ở A Lù có rất ít  thầy cô giáo người địa phương, đa phần trong số họ từ miền xuôi lên miền ngược. Nếu các thầy cô giáo ở vùng thuận lợi được chuyên tâm với việc dạy học, thì ở đây, hàng ngày, các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn thay bố mẹ dạy các em nhiều kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Rồi chính họ lại trở thành “cán bộ tuyên truyền”, mỗi buổi tối đến từng nhà vận động học sinh ra lớp, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc con em mình. Bước chân của họ âm thầm trải đều trên mỗi con đường A Lù, cõng chữ lên non cao. 
A Lù hôm nay đã có nhiều thay đổi, những em nhỏ với ánh mắt ngơ ngác, đến trường mà cái gì cũng lạ, tiếng phổ thông cũng lạ giờ đã thực sự tự tin khi cắp sách đến trường, khuôn mặt các em luôn rạng rỡ nụ cười và khát khao học tập. Lớp học bé nhỏ, sơ sài lưng chừng núi giờ đã được thay thế bởi với những phòng học rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị. Những ngôi trường khang trang với khu tập thể giáo viên và khu nội trú, bán trú học sinh được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc tại vùng biên giới này. 
Để rút ngắn khoảng cách do bất đồng ngôn ngữ, các thầy cô vừa tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh, vừa học tiếng của các em để hiểu văn hóa, hiểu phong tục, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp thường ngày. Đến trường với mỗi học sinh A Lù hôm nay không chỉ để học chữ mà còn là niềm vui được gặp bạn bè, thầy cô, được sinh hoạt, vui chơi trong môi trường văn hóa của dân tộc mình. Chính vì vậy mà các em đi học rất chuyên cần, cố gắng rèn luyện vươn lên trong học tập để chuẩn bị hành trang cho tương lai phía trước.
Vượt qua khó khăn vất vả trước cuộc sống mưu sinh và thử thách nghề nghiệp; giờ đây, các thầy cô giáo của A Lù đang không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có nhiều người trong số họ đã hy sinh cả hạnh phúc riêng, kiên trì, bản lĩnh để ngày đêm bám trường, bám lớp, góp công lao của mình xây dựng đất biên cương. Lớn lên trong tình yêu và sự hy sinh thầm lặng ấy, chúng ta có thể tin tưởng rằng, các em học sinh nơi đây lớn lên sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình, cho quê hương và đất nước./.


Phan Thị Hương - Trường Mẫu giáo A Lù – huyện Bát Xát

Thành tựu giáo dục nổi bật
  • Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

    Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....

  • Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả

    Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập