Người thầy gắn bó với mảnh đất hai dòng sông
A Đixtevec – một nhà giáo dục tiến bộ cho rằng: “Vị trí của người giáo viên là lớn lao vô cùng vì đối tượng chăm sóc của giáo viên không phải là hòn đất mà là con người”. Quả đúng như vậy, việc chăm sóc giáo dục một con người là một công trình và là một nghệ thuật mà chỉ có những con người mang trong mình bầu nhiệt huyết giáo dục mới có thể là được. Và chỉ có cái bầu nhiệt huyết ấy luôn cháy lên trong họ thì họ mới có thể vượt qua mưa bom bão đạn và qua cả những cám dỗ của đời thường.
Gặp thầy ở ngôi nhà nhỏ nằm nép mình bên con phố nhỏ thuộc thành phố Nam Định sau 5 năm nghỉ hưu, Thầy vẫn vậy, nhanh nhẹn hoạt bát, thầy hỏi mọi người về Bảo Yên, về giáo dục Lào Cai, về nhà trường… về đồng nghiệp, học trò…. đôi mắt xa xăm… Thầy kể cho chúng tôi nghe về 28 năm xa gia đình, quê hương, một mình gắn bó với mảnh đất hai dòng sông.
Năm 1982, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nghề, thầy giáo Tạ Văn Minh bắt đầu sự nghiệp trồng người tại trường Trường cấp III Bảo Yên. Bắt đầu từ đây, thầy đã lao động hết mình, dành trọn thời gian, tâm lực, trí lực cho các thế hệ học sinh, coi sự trưởng thành, thành công của học sinh sau mỗi chặng đường là sự thành đạt của mình. Gần 28 năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lí thầy Tạ Văn Minh đã trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều thế học sinh cho huyện Bảo Yên, đặc biệt là học sinh giỏi. Trong những năm giảng dạy của mình, thầy luôn có những ý tưởng sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Thầy còn là cố vấn, quân sư cho các giáo viên trẻ, là một tấm gương sáng về đạo đức, tâm huyết với nghề, một giáo viên rất giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Thầy đã dìu dắt nhiều giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng thế hệ kế cận vững vàng như cô Ngô Thị Nghi, cô Hà Thị Thiều, cô Nguyễn Thị Hồng, cô Hoàng Thu Hằng… Với vai trò người cán bộ quản lý, thầy luôn đầu tư thời gian tìm hiểu thực tế, kinh nghiệm của những người đi trước, trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp để có những giải pháp phù hợp với thực tế, nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo. Thầy đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với tình hình thực tế. Thầy luôn lắng nghe, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chú trọng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề thông qua việc dự giờ và chia sẻ kinh nghiệm giờ dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường. Không chỉ tận tụy với sự nghiệp trồng người, qua mỗi giờ chào cờ, giờ sinh hoạt tập thể của nhà trường, thầy còn dạy cho các em ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công, lối sống có văn hóa, giáo dục kĩ năng sống, giúp các em nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Sau 28 năm công tác tại Trường THPT số 1 Bảo Yên, thầy cùng tập thể cán bộ giáo viên nỗ lực vượt khó, đưa nhà trường trở thành 1 trong 5 trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cao nhất tỉnh; đưa chất lượng học sinh đỗ đại học, cao đẳng của trường từ 28% năm 2006 lên 66% năm 2012; nhà trường cũng từng bước khẳng định vị thế trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Thầy đã cùng tập thể nhà trường không ngừng phấn đấu để trường là cái nôi bồi dưỡng nhân tài cho huyện Bảo Yên, để cái tên THPT số 1 Bảo Yên mãi trở thành điểm sáng trong chất lượng dạy và học, đồng thời nâng tầm vóc của trường THPT số 1 Bảo Yên lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu mới.
Với những đóng góp lớn lao ấy cho sự nghiệp trồng người, thầy Tạ Văn Minh đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng nhiều Bằng khen; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua.
Trải qua nhiều năm tháng liên tục, thầy Tạ Văn Minh đã góp phần đào tạo cho Tỉnh Lào Cai những học sinh ưu tú. Nhiều học sinh của thầy giờ đây đã trở thành những người thành đạt trên nhiều lĩnh vực, đang giữ những cương vị chủ chốt ở các cơ quan các cấp. 30 năm trong nghề, thầy đó có được một thành quả vô giá, một tài sản to lớn: Đó chính là tình cảm yêu mến đặc biệt mà học sinh dành cho mình, sự trân trọng của đồng nghiệp, là người thầy lớn của nhiều thế hệ học trò.
Trong bước “trở mình” của đất nước,  trường THPT số 1 Bảo Yên với 48 năm xây dựng và phát triển, kết quả của ngày hôm nay không thể không bắt đầu từ ngày hôm qua, và Thầy là người đã mở đường, khai sáng “Nhân khối óc lên ngàn khối óc” một cách thầm lặng. Về sự thầm lặng ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dù tên tuổi không được đăng trên báo, không được hưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.Thầy chưa một lần lên báo, không hưởng huân chương, song Thầy đã ở lại trong trái tim của hàng triệu những người con của mảnh đất hai dòng sông./.

Nguyễn Thị Hồng – Trường THPT số 1 Bảo Yên




Thành tựu giáo dục nổi bật
  • Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

    Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....

  • Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả

    Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập