NHÀ GIÁO TẠ MINH KHUÊ - NGƯỜI THẮP LỬA CHO GIÁO DỤC VĂN BÀN
“Thông minh và cầu toàn. Tận tâm và nhân hậu.” Đây là những gì tôi thường được nghe mọi người nói về thầy - nhà giáo Tạ Minh Khuê - nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn, nay là Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện. Trong suốt những năm tháng gắn bó với giáo dục, chính thầy là người đã thắp lên ngọn lửa yêu nghề, mến trẻ cho biết bao thế hệ thầy cô giáo của huyện Văn Bàn.
Là người con của “quê hương năm tấn” Thái Bình, tốt nghiệp Sư phạm khoa Toán năm 1980, thầy lên Văn Bàn dạy học, hành trang là một chiếc ba lô, một chiếc hòm sắt đựng sách vở, tài liệu, cứ thế vác trên vai, đi bộ gần 40km đường rừng từ ga Bảo Hà đến Văn Bàn - cái chốn “thâm sơn cùng cốc” trong ấn tượng của tất cả sinh viên cùng trang lứa với thầy thời ấy. 
Hơn 30 năm gắn bó với giáo dục Văn Bàn, từ trực tiếp giảng dạy, đến Hiệu trưởng, rồi làm Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn, thầy Khuê luôn  “tất cả vì học sinh thân yêu”. Cũng chính vì thế mà thầy luôn được cấp trên, đồng nghiệp và nhân dân tin tưởng, tín nhiệm. 
Trong bối cảnh khó khăn và hạn chế về kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn, nhà giáo Tạ Minh Khuê đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu, tham mưu cho UBND huyện phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Trong các công trình nghiên cứu khoa học của thầy, có nhiều đề tài, đề án, dự án được cấp huyện, cấp tỉnh công nhận và nhân rộng về: Phổ cập giáo dục, Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, Công tác xã hội hóa giáo dục, Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường học trên địa bàn cấp xã thành một khối thống nhất do hiệu trưởng trường THCS chủ trì; 4 đề án phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn cấp huyện gắn với bốn nhiệm kì đại hội từ năm 1996 đến năm 2015. Các nội dung tham mưu này bám sát vào thực tế, phù hợp với điều kiện của từng trường học, có sức sống và sức lan tỏa trong toàn ngành.
Dù ở bất cứ đâu, với người nào, nhà giáo Tạ Minh Khuê cũng đều có cách nói, cách làm thuyết phục. Còn nhớ vào mùa hè năm 2002, giữa cái oi nồng, nóng bức của những cơn gió lào tháng bảy, toàn thể đội ngũ giáo viên huyện Văn Bàn đang học tập bồi dưỡng chuyên môn, thầy tranh thủ thời gian giải lao của mọi người đến từng lớp học để nói chuyện về thi đua. Thầy đã phân tích tường tận lời dạy của Bác: “Thi đua là yêu nước, muốn yêu nước thì phải thi đua.” Rồi thầy liên hệ trong “ngành ta, trường ta” thi đua thì phải làm gì? Làm như thế nào? Sau buổi nói chuyện ấy, ai nấy đều hiểu rõ hơn về “Thi đua ái quốc” của Bác Hồ kính yêu. Còn tôi, một cô giáo trẻ mới ra trường đã khóc - những giọt nước mắt của sự hổ thẹn vì tôi thấy mình còn mắc nợ học trò nhiều quá! 
Thời kỳ Văn Bàn bắt tay vào công cuộc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, những ngày đầu còn quá nhiều thiếu thốn và khó khăn, đặc biệt là thiếu quỹ đất dành cho trường học,… Thế là tối đến, với bó đuốc trên tay, vị Trưởng phòng GD&ĐT Tạ Minh Khuê đã cùng chính quyền địa phương và tập thể nhà trường đến vận động từng nhà dân, nói cho dân hiểu lợi ích của việc mở rộng trường lớp, xây dựng trường chuẩn. Mưa dầm thấm đất, đến một lần chưa được thì hai lần, ba lần,… Cuối cùng nhân dân cũng đồng lòng hiến đất, có những hộ dân đã hiến cả héc ta đất mà không yêu cầu bồi thường dù chỉ một đồng. Lộ trình trường chuẩn đi đến xã nào là xã đó lại rộn ràng khí thế lao động, có những trường nung đá, đóng gạch đến sáu, bảy giờ tối, sân trường nhộn nhịp, vang tiếng nói cười. Cái tài “ thắp lửa” của thầy Khuê là như vậy, phong trào xây dựng trường chuẩn cứ thế mà lan tỏa, ban đầu là xây dựng cho vài trường điểm, sau rồi cứ hết xã này đến xã khác tự nguyện đăng kí, ngay cả đến xã xa xôi, khó khăn như Nậm Xây cũng đã xây dựng được trường chuẩn Quốc gia. Hôm nay, bất cứ đoàn tham quan nào đến với giáo dục Văn Bàn đều trầm trồ ca ngợi địa thế các trường học của Văn Bàn vừa rộng, vừa bằng phẳng lại liên thông được giữa các trường trong xã; trường nào cũng có tường bao quanh và bê tông hóa sân trường. Tất cả là do dân đóng góp, dân làm. 
Đặc biệt, từ khi huyện Văn Bàn được Sở GD&ĐT chọn triển khai thí điểm mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam (VNEN), nhà giáo Tạ Minh Khuê đã vào cuộc với nhiều sáng kiến trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của mô hình này. 
Có thể khẳng định, nhà giáo Tạ Minh Khuê là một trong những người có đóng góp lớn, quan trọng trong sự phát triển của giáo dục Văn Bàn. Những năm gần đây, vượt qua khó khăn, thiếu thốn của một huyện nghèo, sự nghiệp giáo dục huyện Văn Bàn luôn là lá cờ đầu của tỉnh về phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Tạ Minh Khuê đã vinh dự được Đảng và nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh và 5 huy chương,… Nếu có ai hỏi tôi rằng: Ai là người thầy mà tôi tôn kính nhất? Tôi sẵn sàng ngồi kể hàng giờ về thầy tôi - nhà giáo Tạ Minh Khuê - người thắp lửa giáo dục vùng cao Văn Bàn./.  

Ngô Thị Quỳnh Nga-  Trường Tiểu học Khánh Yên Trung - huyện Văn  Bàn

Thành tựu giáo dục nổi bật
  • Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

    Danh sách các nhà giáo ưu tú tỉnh Lào Cai tính đến năm 2016

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....

  • Công tác xóa mù chữ -25 năm gian nan và thành quả

    Xóa mù chữ (XMC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, ngay khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác xóa mù chữ (XMC) nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện. 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập