NỮ HIỆU TRƯỞNG HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

Hưởng ứng cuộc phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958- 23/9/2018) và 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua áiquốc (11/6/1948- 11/6/2018). Là một giáo viên công tác trong nhà trường, Tôi muốn tri ân đối với một đồng nghiệp, một người cô, một Đảng viên gương mẫu hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đó là cô Ngô Thị Thanh Nga - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám thành phố Lào Cai. Cô sinh ngày 24/4/1965, gốc người Nam Định, tuổi thơ của cô với cuộc sống gian khó tại huyện nghèo Bảo Yên tỉnh Lào Cai, điều đó đã thôi thúc ước mơ trở thành cô giáo dạy cái chữ cho những bản nghèo. Sau khi tốt nghiệp trung cấp Sư phạm tháng 9 năm 1984, cô xung phong lên nhận công tác tại điểm lẻ (Đao Ngầu) tại trường PTCS xã Xuân Hòa - huyện Bảo Yên. Ngồi cùng cô ôn lại tháng năm cô công tác ở Bảo Yên, qua lời chia sẻ tôi thầm cảm phục cô. Với 11 năm công tác tại huyện nghèo dạy cái chữ cho học sinh dân tộc thiểu số, là những năm tháng luôn căng đầy nhiệt huyết dạy chữ cho đàn em thân yêu. Cô tâm sự: “ở nơi cô mới nhận nhiệm vụ, xa nhà, cô học tiếng dân tộc, ở cùng dân, chia sẻ khó khăn với gia đình học sinh. Những bản nhỏ, những lối mòn, những con suối qua làng Nhàm, Gốc Nụ và cả vách đá, đèo cao tới bản người Hmôngở Nà Hò1, Nà hò 2, Tổng Mo; Làng Dao Kẹm Reng; bản người tày, Nùng làng Đao…của xã Xuân Hòa… dường như đã trở thành thân thuộc như đường về nhà của mình.Dân bản, từ người già đến các em thơ luôn yêu quý con người mộc mạc, giản dị,chân thành và gần gũi của cô, người giáo viên hết lòng vì học sinh thân yêu!

Những chuyến đi vùng cao của cô Nga

Tháng 8 năm 1995 cô chuyển công tác và gắn bó với ngôi trường cấp 1 Kim Tân nay là trường TH Lê VănTám thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm dạy học vùng khó cộng với chuyên môn vững vàng và lòng yêu nghề; cô luôn luôn là cốt cán chuyên môn của thành phố cũng như của tỉnh; hàng năm, được ngành giao trọng trách bồi dưỡng cho đội tuyển tham gia kỳ thi các cấp, rất nhiều học trò của cô bồi dưỡng đạt thành tích cao trong kì thi cấp tỉnh và Quốc gia; Với thành tích và sự cống hiến cho ngành Giáo dục, nhiều năm cô được công nhận giáo viên giỏi tiểu học và được nhận rất nhiều bằng khen của chủ tịch tỉnh, của Bí thư tỉnh ủy và các danh hiệu cao quý khác: Chín năm liên tục cô được công nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, 2 lần vinh dự được công nhận là CSTĐ cấp tỉnh.

Mỗi dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường lại tổ chức gặp mặt các thầy, cô là cựu giáo chức, tôi lại được nghe những lời kể về cô một cách tự hào và đầy kính trọng. Trong suốt 10 năm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cô luôn chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục đã được cô đúc kết qua nhiều năm để giúp đỡ đồng nghiệp, vì thế nhiều giáo viên học tập được ở cô những phương pháp hay, kĩ năng vận dụng vào dạy học mang lại hiệu quả cao, nâng cao chất lượng toàn diện của lớp cũng như của trường. Cô luôn được đồng nghiệp quý mến, nể phục; CMHS kính trọng và HS yêu quý.

Học trò nói lời tri ân với cô Hiệu trưởng

Tháng 8 năm 2012, cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường TH Lê Văn Tám. Một nhiệm vụ nặng nề nhưng cao cả và vinh quang. Công việc chuyên môn với cô đã rất thạo nhưng với cương vị là người đứng đầu một đơn vị có quy mô lớn, học sinh tăng nhanh, cơ sở vật chất còn ngổn ngang, bề bộn; trường luôn trong tình trạng vừa học vừa xây dựng là một khó khăn, thách thức lớn với cô. Nhưng không khó khăn nào làm cô chùn bước; cô bắt tay vào việc với một niềm đam mê, sự tâm huyết. Thấu hiểu địa bàn phường, nắm vững các điều kiện của cha mẹ học sinh từ khi làm giáo viên và phó hiệu trưởng tại trường. Cô Nga đã lên sẵn cho mình một lộ trình xây dựng nhà trường với khát khao cháy bỏng là làm sao để xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại để trường TH Lê Văn Tám có thể sánh vai với các trường hội nhập, và luôn luôn là con chim đầu đàn của Giáo dục Lào Cai. Việc làm này không hề đơn giản chút nào. Nhưng mọi khó khăn đã được nữ hiệu trưởng hóa giải từngbước từng bước từ CSVC, đội ngũ, chất lượng và các mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng khác một cách thận trọng và đầy bản lĩnh theo đúng đường lối chủ trương của Đảng.

Nói đến cô, trường tôi ai cũng nể phục cô về công tác dân vận. Khi chia sẻ về kinh nghiệm thành công trong khâu tuyên truyền về đổi mới giáo dục Nữ hiệu trưởng đã chia sẻ:

“Mấu chốt của công tác dân vận là niềm tin, là dân chủ và công khai. Định tuyên truyền vấn đề gì, trước hết bản thân người tuyên truyền phải hiểu đúng chủ trương, đường lối; nhận thức đúng, đủ vấn đề mới cần tuyên truyền. Phải tạo niềm tin với đối tượng tuyên truyền; có kế hoạch cụ thể,chuẩn bị các tình huống để giải thích thấu tình, đạt lý; người giáo viên luôn luôn lắng nghe ý kiến bàn bạc dân chủ của cha mẹ học sinh để có các giải pháp tốt trong thực hiện nhiệm vụ của mình.” Tất cả các Chỉ thị, Nghị quyết đều được cô cho thảo luận kĩ lưỡng, có sự lãnh đạo thống nhất từ Ban chi ủy chi bộ đến Ban giám hiệu nhà trường; tới từng đảng viên trong chi bộ rồi mớiđến giáo viên, nhân viên trong trường. Mỗi thành viên trong hội đồng nhà trườnglà những tuyên truyền viên ra tới cha mẹ học sinh và cộng đồng. Bởi vậy, cô luôn tạo được niềm tin, sự đồng lòng trong tập thể giáo viên và sự tôn trọng,yêu mến của cha mẹ học sinh. Đối với mọi chế độ chính sách cô luôn nghiên cứuchỉ đạo bộ phận hành chính, kế toán và tổ chức Công đoàn nhà trường kịp thời giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng chính sách, đúng pháp luật. Ở cô, tôi tìm thấy một tấm lòng nhân hậu, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc; cô luôn quan tâm đến hoàn cảnh của từng giáo viên, nhân viên trong trường; động viên giúp đỡ kịp thời. Khi đồng nghiệp ốm đau, cô sốt sắng, lo lắng thăm hỏi ân cần như người thân trong gia đình; những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ốm đau, cô đã trực tiếp chăm sóc như người chị, người mẹ rất ân cần nên chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng. Khi có những điều cần chia sẻ, chị em chúng tôi đều tâm sự cùng cô,và đều nhận được những lời khuyên nhủ, góp ý bổ ích; cô luôn đưa ra ý kiến hay, hợp tình hợp lí, giúp chị em chúng tôi giải tỏa mọi khó khăn trong cuộc sống. Là một lãnh đạo nghiêm túc trong tác phong, nghiêm khắc trong công việc; cô luôn đi đầu trong các hoạt động của nhà trường, của ngành tổ chức; cô phân công công việc đúng năng lực; giao quyền chủ động cho các bộ phận; duyệt, triển khai, đôn đốc, giám sát; đánh giá việc thực hiện kế hoạch và động viên kịp thời nên chị em rất phấn khởi thực hiện.

Đọc cho các em nghe những mẩu chuyện vui

Là quản lý một trường thuộc địa bàn trung tâm, cha mẹ học sinh có trình độ dân trí cao, cô luôn nắm chắc và hiểu đúng chính sách; lựa chọn, quyết định đúng tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường và tuyên truyền tới phụ huynh một cách thuyết phục; cô luôn coi trọng ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh; biết tận dụng học vấn của tầng lớp nhân dân có trình độ cao để phân tích một số vấn đề khó; từ đó quyết định đúng đắn trong công tác xây dựng nhà trường theo mục tiêu  trường hội nhập quốc tế. Với cách quản lý khoa học; hợp lý, cha mẹ học sinh luôn cảm thấy tin tưởng và tôn trọng quyết định đúng đắn của cô. Vì thế nhà trường luôn luôn khẳng định được thương hiệu về chất lượng giáo dục toàn diện và là địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh.

Trước học sinh cô luôn là cô giáo, cô Hiệu trưởng, người mẹ hiền giữa hàng ngàn đứa con. Em nào chưa ngoan cô dạy bảo nhẹ nhàng nhưng lại thấu tình đạt lí. Cô hướng dẫn các em từng li từng tí, từ việc ăn mặc theo mùa, vệ sinh cá nhân; nói năng, học hành, ăn ngủ bán trú… Cô luôn được học sinh gọi với hai từ thân thương “Bà Nga”.

Trong gia đình cô là một người mẹ hiền của hai đứa con ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt, một người vợ hiền, đảm đang, một người con dâu hiếu thảo hết mực lo toan mọi việc trong gia đình nội ngoại hai bên.

Những năm công tác tại TrườngTiểu học Lê Văn Tám, thành phố Lào Cai dưới sự quản lý, chỉ bảo của cô đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và sự nể phục. Cô Ngô Thị Thanh Nga là một nhà giáo, nhà quản lý và là một đảng viên gương mẫu luôn hết lòng phụng sự cho sự nghiệp giáo dục mà tôi luôn lấy đó là mục tiêu học tập và phấn đấu.

Nhữ Phương Đào - TH Lê Văn Tám, TP Lào Cai


Người phụ nữ trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập