Lào Cai: Hiệu quả bước đầu thực hiện Chương trình giáo dục song ngữ

Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng sử dụng tiếng Mông để vận dụng vào giảng dạy, xây dựng môi trường giáo dục song ngữ linh hoạt, nhờ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ em dân tộc Mông mạnh dạn, tự tin, thân thiện hơn; khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt được nâng cao, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động ở trường. Chất lượng trẻ được đánh giá toàn diện theo 67 chỉ số đạt yêu cầu, kết quả học tập của học sinh tiểu học có 18,27% học sinh đạt loại giỏi, 41,9% học sinh đạt loại khá.

Ông Trương Kim Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ( GD & DT) tỉnh Lào Cai cho biết: vừa qua, Bộ GD & DT - Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Sở GD & DT tỉnh Lào Cai phối hợp với tổ chức UNICE tổ chức “ Hội thảo phát triển mô hình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại tỉnh Lào Cai ”. Hội thảo xác định tỉnh Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,1%, đông nhất là dân tộc Mông. Ngôn ngữ giảng dạy chính trong nhà trường là tiếng Việt và tất cả trẻ em dân tộc thiểu số đều được dạy bằng tiếng Việt. Điều này đã tạo nên một “ rào cản ngôn ngữ ” đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhiều em khả năng tiếng việt còn hạn chế hoặc một số em không biết một chút tiếng việt nào. Chính vì vậy, trong 2 năm qua, Sở GD & DT tỉnh Lào Cai đã triển khai thử nghiệm chương trình giáo duc song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ với 5 lớp mẫu giáo 5 tuổi và năm học 2009-2010 tiếp tục triển khai với 5 lớp tiểu học tại 3 huyện: Bắc Hà, Sa Pa và Si Ma Cai. Giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ là phương pháp sử dụng tiếng dân tộc thiểu số là ngôn ngữ chính trong giảng dạy và tiếng việt sẽ được dạy là ngôn ngữ thứ hai ở mầm non, lớp 1 và lớp 2 tiểu học. Từ lớp 3 tiếng Việt sẽ được đưa vào cùng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy, ba năm từ lớp 3 đến lớp 5 sẽ là giai đoạn chuyển tiếp. Cuối lớp 5 học sinh sẽ có khả năng sử dụng 2 thứ tiếng và đọc viết được cả hai thứ tiếng.

Bà Bùi Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Đồng thời mong muốn thời gian tới, UNICE có sự giúp đỡ tích hơn nữa trong việc hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật, tài liệu giảng dạy… Các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý, có chế độ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số theo nghị định 82 của chính phủ và mở rộng mô hình dự án trên địa bàn toàn tỉnh./.

Theo TTXVN

Tin nội bộ








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập