Hiệu quả bếp đun đa năng ở vùng cao Bắc Hà

Hiệu quả bếp đun đa năng ở vùng cao Bắc Hà

LCĐT - Với hiệu quả ban đầu từ bếp đun đa năng do nhóm học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình sáng chế, ngành giáo dục huyện Bắc Hà đang chỉ đạo các trường nghiên cứu và đưa bếp đun đa năng vào sử dụng trong hoạt động bán trú.

Vào mùa đông, thời tiết ở Bắc Hà rất khắc nghiệt, sương mù, lạnh giá kéo dài, khiến cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh bán trú gặp nhiều khó khăn. Thấu hiểu điều đó, từ đầu năm học 2021 - 2022, Trường PTDT bán trú THCS Nậm Đét đã lắp đặt hệ thống “Bếp đun đa năng cho người vùng cao”. Đây là dự án của nhóm học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình tại cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật tỉnh Lào Cai năm 2021.

Mô hình “Bếp đun đa năng cho người vùng cao” được lắp đặt tại Trường PTDT bán trú THCS Nậm Đét (Bắc Hà).

Thầy giáo Bùi Minh Tuân, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Nậm Đét cho biết: Trường có hơn 300 học sinh, 100% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 160 học sinh ở bán trú. Trước đây, nhà trường sử dụng bếp củi để nấu cơm cho học sinh bán trú, rất tốn kém và vất vả cho phụ huynh khi phải đóng góp một lượng củi vào đầu tuần hoặc kinh phí để mua củi. Tuy nhiên, với thiết kế thông minh, sáng tạo, bếp đun đa năng chỉ cần 1 cửa đun bếp và có thể tận dụng nhiệt để hoạt động 4 chức năng chính: Nấu cơm, nấu thức ăn, tạo nước nóng và sấy quần áo. Ưu điểm của bếp đun đa năng là dễ lắp đặt, chi phí thấp, quy trình vận hành đơn giản, khép kín và an toàn với học sinh bán trú khi sử dụng. Để vận hành bếp nấu phục vụ cho từ 150 học sinh bán trú trở lên, bếp sử dụng được nhiều chất đốt khác nhau như củi, phế phẩm nông nghiệp, lõi ngô, gỗ vụn từ các xưởng gỗ, vỏ lạc…

Học sinh bán trú có thể sử dụng nước nóng từ mô hình bếp đun đa năng.

Chị Lâm Thị Sen, nhân viên cấp dưỡng Trường PTDTBT THCS Nậm Đét cho biết: Mô hình bếp đun đa năng được đưa vào sử dụng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức nấu nướng. Đặc biệt, sử dụng loại bếp này đảm bảo vệ sinh, nấu cơm ngon hơn bếp củi thông thường. Không còn phải lên rừng kiếm củi, không phải vất vả đun nước như trước, sau mỗi buổi học, học sinh bán trú của nhà trường có thể sử dụng nước nóng để vệ sinh cá nhân, yên tâm sinh hoạt, nhất là vào mùa đông giá rét. Đặc biệt, những ngày trời sương mù, mưa phùn, bếp đa năng còn giúp sấy khô quần áo.

Bắc Hà có 58 trường học, trong đó có hơn 6.000 học sinh ở bán trú. Như vậy, nhu cầu bếp đun đa năng trong các trường, đặc biệt vào mùa đông là rất cần thiết. Với hiệu quả ban đầu từ bếp đun đa năng do nhóm học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình sáng chế, ngành giáo dục huyện Bắc Hà đang chỉ đạo các trường nghiên cứu và đưa bếp đun đa năng vào sử dụng trong hoạt động bán trú.

  • CÓ MỘT NGƯỜI HIỆU PHÓ TẬN TÂM NHƯ THẾ

    Có rất nhiều lời khen ngợi, những tình cảm tốt đẹp của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Bông Sen dành cho tấm gương sáng về đạo đức, trách nhiệm và sự tận tâm với nghề, hết lòng với trẻ của cô giáo Nguyễn Thị Sơn - Phó Hiệu trưởng nhà trường.

  • NGƯỜI THẦY NHIỆT TÂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH- CẢNH QUAN TRƯỜNG LỚP ​

    Dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, bên trục đường tỉnh lộ 151 là ngôi trường THCS số 1 Phú Nhuận với 59 năm hình thành và phát triển. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trường đã đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh trưởng thành và giữ nhiều các chức vụ cao tại địa phương và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đội ngũ của nhà trường có độ tuổi trẻ, nhiều thầy cô đạt thành tích xuất sắc trong công tác, với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, các thầy cô đã góp phần nâng cao chất lược giáo dục của nhà trường qua các giai đoạn phát triển. Trong đó nổi bật lên tấm gương thầy giáo giỏi, trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người - tiêu biểu cho tấm gương điển hình học tập và làm theo lời Bác, là Trưởng ban phụ trách xây dựng điển hình về mô hình trường học đa văn hoá tại huyện Bảo Thắng- Lào Cai -  thầy Phạm Văn Hưng.

  • Hai học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

    Hành động đẹp của các em Nguyễn Hồng Vy, Nguyễn Bảo Châm rất đáng được nhân rộng và học theo.

  • BÔNG HOA ĐẸP TRONG VƯỜN HOA CỦA TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHỐ RÀNG

    Vinh dự cho tỉnh Lào Cai có 2 học sinh được nhận giải thưởng Kim Đồng trong năm học 2022-2023. Trong đó, trường THCS số 1 Phố Ràng, huyện Bảo Yên tự hào có em Nguyễn Đàm Trung Dũng, em là 1 trong 122 cá nhân được BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào Thiếu nhi.

  • ĐOÀN THANH HIỀN - HỌC SINH XUẤT SẮC CỦA TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS&THPT BẢO YÊN

    Đoàn Thanh Hiền là một học trò chăm ngoan, học giỏi đồng thời là một đoàn viên xuất sắc có trách nhiệm cao, dù ở cương vị nào Hiền cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, công tác Đoàn. 

  • CÔ GIÁO TÀY VÀ NHỮNG CHUYẾN ĐÒ THẦM LẶNG

    Mỗi khi nghe bài hát “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi” của nhạc sĩ Văn Ký lòng tôi lại nhớ đến nhà giáo Hoàng Thu Huyền – Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Yên với nhiều ấn tượng sâu sắc

  • Người đứng sau ánh hào quang

    Song hành với công tác chuyên môn dạy học chính khoá và công tác mũi nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá các cấp thì công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh luôn được nhà trường chú trọng và đẩy mạnh.

  • CẬU HỌC TRÒ ĐAM MÊ TOÁN HỌC ​

    Cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh vừa được tổ chức thành công, đội tuyển Toán trường THPT số 1 Bảo Yên đã đạt 02 giải nhất, 04 giải nhì và 02 giải ba. Trong đó thực sự ấn tượng với thành tích giải Nhất của em Nguyễn Thành Nam học sinh lớp 11

  • Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người

    LCĐT - Bắt đầu vào nghề dạy học từ năm 1997, với 25 năm công tác, trong đó có 13 năm dạy học ở huyện vùng cao Văn Bàn, 12 năm công tác ở thành phố Lào Cai, cô giáo Lê Thị Mùi, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã dìu dắt bao thế hệ học sinh trưởng thành. Cô giáo Lê Thị Mùi là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, tinh thần nỗ lực vượt khó, tích cực đổi mới giáo dục của thành phố Lào Cai.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập