Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, do chiến tranh biên giới năm 1979 với những hậu quả nặng nề và những khó khăn về kinh tế, từ năm 1979 đến năm 1991, sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh ta phát triển kém, thậm chí bị sa sút cả về quy mô hệ thống trường lớp và về chất lượng hiệu quả đào tạo. 
Công cuộc đổi mới đất nước và sự kiện tái lập tỉnh Lào Cai tháng 10 năm 1991 đã mở ra giai đoạn phát triển mới về Giáo dục Đào tạo. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra ngay là: Khẩn trương phấn đấu khôi phục hệ thống trường lớp và kỷ cương nền nếp học đường, bắt tay ngay vào việc phấn đấu Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng kịp thời những yêu cầu trước mắt về nâng cao trình độ cán bộ và người lao động, đồng thời phải hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài.
Sau hai mươi nhăm năm, sự nghiệp Giáo dục Đào tạo Lào Cai đã nỗ lực, kiên trì phấn đấu, đạt được những thành tựu to lớn. Hệ thống trường lớp Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở đã mau chóng phủ kín tới các xã vùng cao. Trường Trung học phổ thông mở tới các cụm xã. Các huyện có Trung tâm GDTX và Dạy nghề. Các xã có Trung tâm học tập cộng đồng. Trung tâm tỉnh lỵ có Phân hiệu Đại học, các Trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Hệ thống trường nói trên đều phát triển bền vững. Sau khi đạt chuẩn phổ cập Tiểu học và Chống mù chữ, Lào Cai đạt tiếp chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, Phổ cập Trung học cơ sở và là một trong 10 tỉnh thành phố trong cả nước sớm đạt phổ cập Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Toàn tỉnh duy trì phổ cập giáo dục bền vững ở các bậc học nói trên. Từ nền tảng phổ cập giáo dục bền vững, chất lượng và hiệu quả giáo dục từng bước nâng cao. Lào Cai đã có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập, nhiều học sinh giỏi quốc gia, đã có 3 học sinh dân tộc vùng cao đạt học vị tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài. Trên bước đường xây dựng xã hội học tập, trình độ cán bộ và người lao động đã nâng cao hơn hẳn những năm trước đây.
Thành tựu Giáo dục Đào tạo đạt được qua hơn hai mươi nhăm năm qua là kết quả của quá trình phấn đấu quyết liệt, bền bỉ của toàn đảng toàn dân và sự nỗ lực đầy nhiệt huyết nghề nghiệp và nghị lực vượt khó của các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Quá trình phấn đấu ấy đúc kết nên những bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là: Sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu lớn lao của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. 
Quán triệt đường lối giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn cụ thể của tỉnh miền núi vùng cao biên giới, Đảng bộ Lào Cai đã có các Nghị quyết và các Chỉ thị định hướng cho ngành Giáo dục và Đào tạo phát triển đồng thời lãnh đạo các ngành hữu quan thực hiện chức năng của mình đáp ứng các điều kiện thiết yếu cho giáo dục.
Quan điểm giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương của Tỉnh ủy được triển khai thấm nhuần trong cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc là điều kiện quan trọng để ngành Giáo dục thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ sự thấm nhuần nói trên, các nhà giáo có điều kiện thuận lợi để vận động người dân và học sinh đi học, vận động xã hội hóa giáo dục, tạo thêm điều kiện vật chất phối hợp với sự đầu tư của nhà nước, vượt qua những khó khăn thiếu thốn của từng thời kỳ.
Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và từng cán bộ đảng viên cơ sở đối với trường học là vô cùng quan trọng. 
Công tác xây dựng Đảng trong ngành Giáo dục là nhân tố thiết yếu để sự lãnh đạo của Đảng được quán triệt thường xuyên trong hoạt động của toàn ngành và của từng đơn vị trường học.
Hai là : Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ số lượng và cơ cấu, có tư tưởng đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có kiến thức và phương pháp sư phạm vững vàng, yêu thương học sinh, gắn bó và khéo léo vận động đồng bào các dân tộc, giàu nghị lực vượt khó, năng động sáng tạo, không ngừng học hỏi vươn lên.
Ngay sau tái lập tỉnh, trường Sư phạm được tái lập, mở rộng dần quy mô và nâng dần hệ đào tạo, đồng thời liên kết đào tạo với các trường đại học để đào tạo giáo viên Trung học phổ thông,  giáo viên các môn Nhạc, Mĩ thuật và Giáo dục thể chất, liên kết với tỉnh bạn đào tạo giáo viên hệ cao đẳng. Mở các lớp đào tạo một giai đoạn để có giáo viên lên vùng cao phục vụ kịp thời. Trường sư phạm vừa đào tạo giáo viên mới, vừa bồi dưỡng nâng cấp theo yêu cầu chuẩn hóa. Chất lượng, tư tưởng, đạo đức, kiến thức và năng lực sư phạm luôn luôn được quán triệt trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên vùng đồng bào các dân tộc rèn luyện năng lực vận động nhân dân, học tiếng dân tộc để làm cầu nối đến với dân và hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Thực hiện Nghị quyết II của Trung ương Đảng khóa VIII về Giáo dục và Đào tạo, công tác phát triển Đảng trong nhà trường được đẩy mạnh. Đến nay, tất cả các trường học đều có Chi bộ Đảng. Ở vùng cao, các trường hoặc liên trường có Chi bộ riêng. Các cơ sở Đảng trường học thực sự đóng vai trò lãnh đạo đơn vị, tạo niềm tin và chí hướng phấn đấu vươn lên của cán bộ, giáo viên.
Đào tạo giáo viên người dân tộc, nhất là giáo viên người dân tộc vùng cao được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 5806 giáo viên người dân tộc ở tất cả các bậc học, chiếm 32% tổng số giáo viên. Toàn ngành có 184 nhà giáo có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, 8136 nhà giáo có trình độ đại học, 5474 nhà giáo có trình độ cao đẳng. Tất cả các dân tộc thiểu số ít người đều đã có giáo viên.
Công đoàn Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy thi đua, thực hiện chế độ chính sách và chăm lo đời sống vật chất của đội ngũ nhà giáo. Phong trào "Trường giúp trường, Phòng giúp phòng" phát động từ hơn mười năm qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo cả về tư tưởng tình cảm, trình độ chuyên môn và đời sống.
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch, vừa đáp ứng kịp thời, vừa lo cho số lượng và chất lượng lâu dài. Tuy nhiên, có thời gian kế hoạch đào tạo của trường Sư phạm chưa hợp lý dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp bị dôi dư. Việc bồi dưỡng lên Cao đẳng, Đại học tại chức theo yêu cầu chuẩn hóa chưa được quản lý và giám sát thật chặt chẽ nên chất lượng bị hạn chế... 
  Ba là: Phấn đấu từ chỗ có đủ trường lớp đến kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cung cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện là điều kiện thiết yếu để phát triển giáo dục. Một thời gian dài trước đây, cơ sở vật chất trường lớp rất thiếu thốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển quy mô và chất lượng hiệu quả giáo dục. Chương trình kiên cố hóa trường lớp, đầu tư của Nhà nước gắn với xã hội hóa đã làm thay đổi căn bản cơ sở vật chất trường học, trên cơ sở đó, thầy và trò các trường đã nỗ lực xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, đảm bảo hấp dẫn học sinh, góp phần làm thay đổi diện mạo từ thành thị đến nông thôn, nhất là vùng cao. Cơ sở vật chất được đưa vào tiêu chí của Trường chuẩn quốc gia, Chuẩn phổ cập giáo dục và Chuẩn nông thôn mới đã tạo nên sự phấn đấu mạnh mẽ, không chỉ Nhà nước tăng cường đầu tư mà nhân dân cũng hăng hái hiến đất, góp công sức, vật chất và kinh phí tạo nên sự đổi mới mạnh mẽ. Những nơi làm tốt quy hoạch đất thì trường sở rộng rãi khang trang. Nơi quy hoạch chưa tốt thì diện tích hẹp, khó xây dựng các hạng mục bổ sung và khó khăn cho sự phát triển tiếp theo, nhất là ở thành phố và thị trấn.
Bốn là: Xây dựng hệ thống trường lớp hợp lý và phát triển từng bước phù hợp với sự phát triển quy mô đào tạo của ngành Giáo dục, với điều kiện và sự đòi hỏi của kinh tế xã hội. Ngay từ năm học 1991 - 1992, ngành Giáo dục đã đề ra quyết tâm xóa 14 "xã trắng về giáo dục", mau chóng đưa các trường Tiểu học vùng cao hoàn chỉnh tới lớp 5. Mở thêm các trường Trung học cơ sở. Củng cố các trường Trung học phổ thông và các trường mầm non. Đến nay, tất cả các xã phường thị trấn từ vùng thấp đến vùng cao đều có Trường Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở. Xã vùng cao có các điểm trường thôn bản. Trường Trung học phổ thông mở tới cụm xã. Trường Dân tộc nội trú phát triển quy mô bền vững từ tỉnh tới huyện, trong đó các Trường Dân tộc nội trú huyện nâng dần bậc đào tạo, đến nay thành các trường Dân tộc nội trú THCS & THPT. Mô hình trường Dân tộc Nội trú dân nuôi phát triển ở các xã vùng cao. Các trường Phổ thông lao động huyện chuyển dần thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên, nay kết hợp với Trung tâm Dạy nghề. Việc xây dựng hệ thống trường lớp hợp lý nên thuận lợi cho việc phát triển nâng cao, khi thực hiện Đề án rà sóat mạng lưới trường lớp chỉ sáp nhập 22 trường và không có tình trạng phải xáo trộn.
Năm là : Phấn đấu quyết liệt để đạt chuẩn phổ cập giáo dục các bậc học vừa có ý nghĩa chính trị xã hội lớn lao, vừa đảm bảo phát triển giáo dục bền vững và nâng cao chất lượng đào tạo, trên cơ sở đó từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài. Do nhiều khó khăn gay gắt, công cuộc phổ cập giáo dục và chống mù chữ trước đây trầy trật trong một thời gian dài. Từ xuất phát điểm rất thấp, tỉnh ta đã phấn đấu phổ cập giáo dục một cách quyết liệt, với tinh thần chỉ đạo là đảm bảo hiệu quả thực chất và bền vững. 
Sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân; đội ngũ các cán bộ quản lý và các nhà giáo là lực lượng chủ lực quyết tâm, nghị lực vượt khó; phương châm quản lý chỉ đạo sát hợp với thực tiễn phức tạp đa dạng của các vùng miền, bền bỉ phấn đấu, đảm bảo hiệu quả thực chất; chống các biểu hiện phong trào hình thức, đó là những kinh nghiệm quý báu rút ra trong việc phấn đấu phổ cập giáo dục hai mươi nhăm năm qua. 
Sau gần chín năm phấn đấu quyết liệt, Lào Cai đạt chuẩn phổ cập Tiểu học và Chống mù chữ tháng 5 năm 2000, từ đó tạo đà đạt tiếp chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005, đạt Phổ cập Trung học cơ sở năm 2007 và là một trong 10 tỉnh thành phố trong cả nước sớm đạt phổ cập Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đến nay, toàn tỉnh duy trì phổ cập giáo dục bền vững ở các bậc học nói trên. Cùng điều kiện tương ứng, đơn vị nào quyết tâm cao thì đạt chuẩn phổ cập sớm hơn. Đơn vị nào nghiêm túc và có sự giám sát tốt thì chất lượng và hiệu quả khá, những nơi chưa thật sự nghiêm túc, có biểu hiện làm kiểu phong trào thì kém hiệu quả thực chất, trẻ em và người dân bị thiệt thòi.
Sáu là: Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo là mục tiêu phấn đấu thường xuyên, liên tục. Mọi sự đầu tư về tinh thần vật chất và nhân lực cuối cùng phải đạt đến chất lượng và hiệu quả, thể hiện ở phẩm chất tư tưởng đạo đức, kiến thức và năng lực của người học. Lãnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi của nhân dân các dân tộc, của các thế hệ học sinh, ngành Giáo dục Đào tạo Lào Cai trong 25 năm qua đã nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả với từng mức yêu cầu từng đối tượng, từng vùng, từng giai đoạn phấn đấu và không ngừng nâng cao. Phải đạt được chất lượng đại trà đồng thời nỗ lực chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, có tài năng, hai mục tiêu này bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên chất lượng và hiệu quả bền vững. Luôn luôn phấn đấu đạt thành tích vì chất lượng thực chất của học sinh, vì người học, chống mọi biểu hiện gian lận, hình thức, đối phó, vi phạm các chuẩn mực sư phạm. Khôi phục và xây dựng kỷ cương nền nếp học đường từ nền nếp quản lý chỉ đạo đến kỷ cương dạy và học, kỷ cương kiểm tra đánh giá thi cử đều phải phấn đấu quyết liệt và bền bỉ đem lại hiệu quả và phải không ngừng củng cố nâng cao. 
Bắt đầu từ yêu cầu phải lo sao trẻ em mẫu giáo vùng cao có nền nếp thói quen, biết nói tiếng phổ thông, vững vàng học lên tiểu học. Phải lo trẻ em tiểu học vùng cao đạt yêu cầu tối thiểu về nghe, nói, đọc, viết, tính toán để học lên Trung học cơ sở. Lo sao từng bước có học sinh dân tộc vùng cao học lên đại học từ cử tuyển rồi đến chính quy. Lo sao có học sinh giỏi quốc gia, không phải vì danh hiệu thành tích mà quan trọng là xóa dần mặc cảm yếu kém của miền núi vùng cao, tự tin vươn lên thành người tài năng giỏi giang cho quê hương đất nước. Thầy trò tự nỗ lực phấn đấu; về vùng phát triển giao lưu học hỏi; mời thầy giỏi, mời chuyên gia bộ môn lên để trò học, thầy học...Chí hướng và nỗ lực ấy đã tạo nên mấy trăm học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông, trong đó có những giải cao, có nhiều em đỗ thủ khoa thi tuyển đại học, hàng ngàn giải thưởng học sinh các cấp qua các kỳ giao lưu Tiếng Anh, Văn – Tiếng Việt và Toán. Đã có hàng chục em đạt giải sáng tạo kỹ thuật. Điều quan trọng không phải là danh hiệu giải thưởng mà là chất lượng nền tảng đại trà để vươn lên chất lượng cao, tạo niềm tin và ý chí tự lực vươn lên. Lào Cai đã là địa chỉ khá sáng màu trong bản đồ chất lượng giáo dục khu vực miền núi.
      Bảy là: Phát triển giáo dục vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc phải tận tụy, bền bỉ, sáng tạo và quyết tâm rất cao.   
      Gắn bó với đồng bào các dân tộc, yêu thương và thấu hiểu những khó khăn, những thiệt thòi của người dân và trẻ em vùng cao, khéo vận động,  tìm ra những giải pháp phù hợp với từng vùng, từng cộng đồng dân tộc, cụ thể hóa thành biện pháp linh hoạt của người quản lý, thành thao tác và kỹ năng trong tuyên truyền vận động, trong giảng dạy và trong ứng xử khéo léo của từng nhà giáo. Đến với dân, gần gũi dân, chiếm được lòng tin của dân, thu hút được học sinh đến lớp và duy trì tỉ lệ chuyên cần là yêu cầu trước tiên.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình, khai thác và phát triển những kinh nghiệm của các giai đoạn trước, các phương châm sáng tạo của các cơ sở giáo dục, của các nhà giáo vùng cao. Xây dựng các trường Dân tộc nội trú tỉnh là trung tâm chất lượng của vùng cao. Trường Dân tộc nội trú dân nuôi có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước là mô hình đại trà có hiệu quả tốt về số lượng và chất lượng. Các trường lớp Tiểu học và Mầm non học hai buổi mỗi ngày có hiệu quả tốt cả về giáo dục và đời sống xã hội. Hội Khuyến học tuyên truyền vận động tạo thành phong trào rộng lớn và huy động các nguồn lực dành chủ yếu cho vùng cao tạo thêm nguồn lực tinh thần và vật chất rất quan trọng.
Có nhiều giải pháp để vận động trẻ em ra lớp và nâng cao tỷ lệ chuyên cần. Có nhiều giải pháp quản lý chỉ đạo dạy và học sát thực tế, phát huy sáng tạo của giáo viên trong dạy và học ở từng vùng, từng thôn bản, chăm lo đến từng học sinh.  
Phát động các phong trào, mở các chiến dịch là rất cần thiết nhưng phải luôn luôn nhằm tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả, duy trì và điều chỉnh kịp thời để phát triển bền vững, tránh những biểu hiện phô trương, hình thức, rầm rộ nhất thời.
Vận động và huy động nhân dân vùng cao tham gia phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại. Quyết tâm cao nhưng không nóng vội, chủ quan, bền bỉ chứ không mặc cảm, tự ti trước những khó khăn rất lớn và dai dẳng. “Ráo riết, trực tiếp, cụ thể” là phương châm thuộc lòng trong quản lý chỉ đạo giáo dục vùng cao từ sau 1991, có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong thời kỳ phấn đấu phổ cập tiểu học và chống mù chữ mà tiếp tục có ý nghĩa trong các thời kỳ tiếp theo với sự vận dụng và phát triển bổ sung.
      Các cấp lãnh đạo, các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo có thể bổ sung hoặc nêu thêm các kinh nghiệm khác từ thực tế đúc kết của mình qua hai mươi nhăm năm. Công việc nào cũng cần nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm. Giáo dục Đào tạo là một khoa học, nhất là Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai miền núi biên giới với rất nhiều yếu tố phong phú đa dạng, việc nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm càng trở nên quan trọng. Từ những kinh nghiệm đó, đối chiếu với lý luận cơ bản và soi rọi kiểm nghiệm qua thực tiễn sinh động, chúng ta sẽ có thêm những suy nghĩ tìm tòi sáng tạo mới để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống phát triển và đổi mới không ngừng. Đó cũng là mong mỏi thiết tha của nhân dân các dân tộc./. 
Cao Văn Tư

  • CẬU HỌC TRÒ ĐAM MÊ TIẾNG ANH

    Nguyễn Minh Anh – học sinh lớp 10A1- trường THPT số 2 Bảo Thắng mà tôi muốn nói đến trong bài viết này là một người có niềm đam mê mãnh liệt với môn Tiếng Anh.

  • Đặng Thị Quyết- cựu học sinh Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng đã xuất sắc giành giải Nhất Quốc gia môn Địa lý

    Thật vui mừng khi biết tin em Đặng Thị Quyết- cựu học sinh Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng đã xuất sắc giành giải Nhất Quốc gia môn Địa lý.

  • Năm thành công của giáo dục chất lượng cao

    LCĐT - Nhìn lại kết quả mà ngành Giáo dục - Đào tạo Lào Cai đã đạt được trong năm học 2017 - 2018, phải khẳng định, những thành tích trong giáo dục chất lượng cao - giáo dục “mũi nhọn” để lại nhiều ấn tượng. Không chỉ số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi tăng lên mà chất lượng các giải cũng được nâng lên.

  • Giáo dục và đào tạo Lào Cai trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

    Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Lào Cai - Yên Bái, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai chính thức +đi vào hoạt động. Kể từ ngày tái lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Lào Cai đã có những bước chuyển mình lớn mạnh. Trong chặng đường 25 năm phát triển, mặc dù trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao, sáng tạo, đổi mới của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Lào Cai đã giành được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng đảng và hệ thống chính trị; trong đó, có thể kể đến các thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đây được coi là nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. 

  • Những bài học kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

    Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo tỉnh Lào Cai đã khởi đầu từ khi thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám và đã đạt nhiều thành tựu lớn lao qua các giai đoạn lịch sử. Trước 1991, Lào cai đã nỗ lực phấn đấu xóa mù chữ, xây dựng trường lớp tiểu học ở tất cả các xã, phát triển Trung học cơ sở ở vùng thấp và mở trường Trung học phổ thông ở các huyện và thị xã, thành lập mộ số trường Trung học chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo đã nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, tạo nguồn và nâng cao trình độ cán bộ các cấp, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục giai đoạn tiếp theo.

  • Thơ: Vắng thầy

    Trống trường đã điểm từ lâu Bâng khuâng cả lớp nhìn nhau, đợi thầy Vẫn chờ từng phút từng giây Dẫu biết thầy ốm từ ngày hôm qua… Bảng đen giờ đã nhạt nhòa Buồn tênh bục giảng, la đà phấn rơi

  • Thơ: Người thầy

     Thời gian thấm thoắt thoi đưa,  Xa thầy, xa lớp đã mười tám năm!                                          Nhớ thầy con trở lại thăm,                                     Rưng rưng ánh mắt giọng chan lệ nhòa.

  • Giáo dục Mầm non Lào Cai - 25 năm trên mảnh đất vùng cao biên giới

    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho con trẻ. Đó là trọng trách lớn lao, là vinh dự và cũng là khó khăn, vất vả mang tính đặc thù của cấp học này. Vì vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (1991), giáo dục mầm non đã sớm được quan tâm củng cố, phát triển. Nhìn lại bối cảnh những năm đầu tái lập tỉnh cho đến hôm nay, mới thấy giáo dục mầm non đã có một bước tiến dài, khá nhanh, mạnh về quy mô và chắc về chất lượng.

  • Điểm sáng Lào Cai

    Lào Cai quê tôi Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi đỉnh Phan xi păng vẫn bốn mùa nắng đẹp, Nơi vẻ đẹp tình người sáng dậy những vần thơ. ....









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập