Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ

Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Cần giải pháp đồng bộ

Vừa qua, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Sa Pa phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa đưa 450 học sinh thuộc các trường học trên địa bàn thị xã đến tham quan Trường Cao đẳng Lào Cai. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo, các em chia thành từng nhóm, tổ đến các khoa như Nghiệp vụ nhà hàng, Điện tử, Cơ khí… Các em được giải đáp thắc mắc về ngành nghề đào tạo mà mình quan tâm, trải nghiệm một số hoạt động nghề nghiệp và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em Đào Thị Ngọc, lớp 12A3, Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa tâm sự: Em thấy buổi trải nghiệm này rất bổ ích. Sa Pa là vùng đất du lịch nên những ngành nghề liên quan tới du lịch sẽ rất “hot” trong thời gian tới. Em sẽ học tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa cho biết: Ngoài hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp, tại các trường THCS, hằng năm đều phân công giáo viên có kinh nghiệm thực hiện đúng, đủ chương trình, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. Mỗi tiết hướng nghiệp, giáo viên chú trọng phân tích đặc điểm, yêu cầu của một số ngành nghề đang là nhu cầu của xã hội hiện nay, cũng như giới thiệu thêm những ngành nghề ở địa phương, trong nước và nước ngoài. Nhờ linh hoạt các giải pháp, năm học 2021 - 2022, tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của thị xã đạt 86,29%, vượt 1,29% so với chỉ tiêu giao.

Các đơn vị trường học phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.

Tại Bát Xát, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phân luồng học sinh sau THCS, trong 3 năm gần đây, số lượng và chất lượng phân luồng sau THCS của huyện có bước chuyển biến rõ nét. Kết quả phân luồng và tuyển sinh sau tốt nghiệp THCS tăng từ 78% (năm 2020) lên 88,5% (năm 2022). Điển hình là số lượng học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh chiếm 57/175 học sinh, tương đương 32,5%, cao nhất toàn tỉnh. Các trường: THCS Y Tý có tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 97,5%, tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS đạt 81,7%; THCS thị trấn Bát Xát với 100% học sinh đi học sau THCS, trong đó có 5 em đỗ vào Trường THPT Chuyên Lào Cai, 86 em đỗ vào Trường THPT số 1 huyện Bát Xát, số còn lại học tại Trường THPT số 3 Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, học nghề ngày càng tăng.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát, phòng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham mưu cho UBND huyện xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phân luồng, tuyển sinh hằng năm. Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, như cung cấp thông tin, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường THPT, giáo dục thường xuyên, trường nghề; cung cấp thông tin về thị trường lao động, việc làm, các ngành nghề ưu thế, phù hợp với từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh... Trong đó chú trọng tuyên truyền các ngành thế mạnh của địa phương như khai thác khoáng sản, thủ công truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch, chăn nuôi an toàn sinh học... để huy động, vận động học sinh tiếp tục học THPT, giáo dục thường xuyên, học nghề sau khi tốt nghiệp THCS.

Mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của tỉnh vẫn gặp khó khăn, vướng mắc. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên THPT chiếm hơn 63%; số lượng học sinh học nghề các trình độ còn thấp so với mục tiêu đề ra. Toàn tỉnh hiện có 42 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên, số lượng mã ngành còn ít. Bên cạnh đó, quy mô, các ngành nghề đào tạo tại tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu của người học. Hiện có rất ít ngành nghề, nhất là quy mô đào tạo ngành nghề đáp ứng thị trường lao động công nghệ cao và xuất khẩu lao động.

Học sinh được trải nghiệm một số hoạt động nghề nghiệp và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Tại huyện Mường Khương, mặc dù công tác phân luồng học sinh ở độ tuổi 15 và 18 tuổi đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa đảm bảo với chỉ tiêu trong lộ trình đến năm 2025 mà Nghị quyết 08 của Huyện ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV và Kế hoạch số 63 của UBND tỉnh đề ra. Nhiều chỉ tiêu phân luồng thanh niên 15 tuổi vào học các trường THPT, trung cấp nghề, học nghề đạt thấp, đặc biệt tỷ lệ học sinh 15 tuổi ở nhà lao động trực tiếp còn chiếm tỷ lệ lớn.
Tại huyện Văn Bàn, năm học 2021 - 2022, toàn huyện có hơn 1.500 học sinh tốt nghiệp lớp 9, tỷ lệ học lên THPT chiếm trên 73% (không đạt mục tiêu đề ra); học nghề chiếm 4,8%; lao động tại địa phương chiếm hơn 22%. Vẫn còn học sinh trúng tuyển lớp 10 nhưng không ra lớp, bỏ học giữa chừng. Không chỉ tập trung ở những xã khó khăn, vùng xa, mà những xã vùng thấp, thuận lợi, tỷ lệ học sinh học lên THPT cũng chỉ đạt 85%.

Học sinh chủ động tìm hiểu về xu hướngngành nghề trên mạng internet.

Nguyên nhân dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng, giải quyết việc làm của huyện còn thấp là do nhận thức của người dân về việc định hướng nghề nghiệp cho con em còn hạn chế; giáo viên dạy hướng nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh; đa số học sinh hiện nay còn chọn nghề theo tâm lý đám đông, chưa xác định được đúng năng lực học của bản thân phù hợp với ngành nghề mà xã hội đang cần…

Ngày 19/8/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2567 phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, khoảng 40% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ học nghề các trình độ; 35% học sinh sau tốt nghiệp tại các huyện 30a, những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học nghề các trình độ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh tốt nghiệp sau THCS đạt hiệu quả cao, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng tại các cơ sở giáo dục phổ thông, phụ huynh, học sinh. Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Tham mưu những chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp THCS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng cao học nghề các trình độ để thu hút người học…

  • Kết quả chấm thi chọn HSG THCS cấp tỉnh năm học 2015-2016

    Kết quả chấm thi chọn HSG THCS cấp tỉnh năm học 2015-2016

  • Image

    Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia năm 2016

    Cuộc thi có 35 đơn vị tham gia (trong đó có 31 Sở GD&ĐT, 4 trường THPT trực thuộc Bộ GD&ĐT) với 427 học sinh dự thi ở 234 dự án. Qua bốn ngày tranh tài với 20 lĩnh vực dự thi, ban tổ chức đã lựa và công bố giải cao nhất (vòng thi toàn cuộc), gồm: 2 giải Nhất, 8 giải nhì và 8 giải Ba. Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao nhiều giải lĩnh vực: Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cũng như giấy chứng nhận, bằng khen cho học sinh.

  • Bản tin Hội thi giáo viên THPT dạy giỏi cấp tỉnh Năm học 2015-2016

    Sau hai ngày tổ chức phần thi giảng (ngày 29/02/2016 và ngày 01/3/2016) Ban Tổ chức đã tổ chức thi giảng và rút kinh nghiệm được 119 giờ, trong đó: Xếp loại Giỏi: 42 giờ; xếp loại Khá: 73; xếp loại Trung bình: 04 giờ.

  • Bản tin Hội thi giáo viên THPT dạy giỏi cấp tỉnh Năm học 2015-2016

    Sau phần thi kiểm tra năng lực giáo viên, Ban tổ chức Hội thi giáo viên THPT dạy giỏi cấp tỉnh, năm học 2015-2016 đã chọn được 199/246 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia phần thi thực hành giảng. Trong tổng số 199 CBQL, GV tham gia phần thi thực hành giảng, Ban tổ chức đã lựa chọn và đặc cách phần thi giảng cho 44 CBQL, GV để nhận nhiệm vụ Giám khảo các môn thi.

  • Image

    Khai mạc Giải bóng đá các công đoàn trực thuộc thành phố Lào Cai

    Với mục đích chào mừng Đảng, mừng xuân Bính Thân, tăng cường giao lưu học hỏi, đoàn kết cùng giúp nhau phát triển; duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho các công đoàn viên trong khối. Sáng ngày 21/2/2016, tại trường THPT số 3 TP Lào Cai, Ban Tổ chức khai mạc Giải bóng đá nam Cán bộ công nhân viên công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành giáo dục tỉnh trên địa bàn thành phố Lào Cai lần thứ hai năm 2016









Thống kê truy cập
  • Đang online: 18
  • Hôm nay: 264
  • Trong tuần: 264
  • Tất cả: 4,382,136
Đăng nhập